-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 27/11/2024 -
Bamboo Airways mở lại đường bay quốc tế thường lệ đầu tiên với chặng TP.HCM - Bangkok -
Người tiêu dùng Việt lạc quan hơn so với khu vực Đông Nam Á, tạo đà tăng trưởng cuối năm cho thương mại điện tử -
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 -
Đông Tây Land - Đối tác phân phối chiến lược quy mô lớn của đô thị trái tim CaraWorld -
Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam
8 tháng 2020, cả nước có 29 mặt hàng nhập khẩu trên 1 tỷ USD, giảm 4 mặt hàng so với cùng kỳ 2019 |
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa chịu không ít ảnh hưởng từ dịch bệnh, khi tổng cầu tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam sụt giảm, nhưng sau 8 tháng, cả nước vẫn ghi nhận 27 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD (tăng thêm 1 mặt hàng so với cùng kỳ năm 2019) và chiếm 89,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đóng góp lớn nhất là điện thoại và linh kiện đạt 31,5 tỷ USD, chiếm 18,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 27,6 tỷ USD; hàng dệt may đạt 19,2 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 15,1 tỷ USD; giày dép đạt 10,9 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 7,3 tỷ USD; thủy sản đạt 5,2 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 5,2 tỷ USD; rau quả đạt 2,3 tỷ USD; hạt điều đạt 2 tỷ USD; cà phê đạt 2 tỷ USD; cao su đạt 1,2 tỷ USD; gạo đạt 2,2 tỷ USD...
Ở chiều nhập khẩu hàng hóa 8 tháng qua cũng chứng kiến sự chênh lệch đáng kể so với cùng kỳ. 8 tháng có 29 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD (trong đó có 2 mặt hàng đạt trên 20 tỷ USD là điện tử, máy tính và linh kiện đạt 38,6 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 22,9 tỷ USD), trong khi cùng kỳ năm trước, có 33 mặt hàng có giá trị nhập khẩu trên 1 tỷ USD.
Nhiều mặt hàng nhập khẩu giảm mạnh, gồm: điện thoại và linh kiện đạt 8,8 tỷ USD, giảm 2,5%; vải đạt 7,6 tỷ USD, giảm 13%; sắt thép đạt 5,6 tỷ USD, giảm 13,2%; chất dẻo đạt 5,3 tỷ USD, giảm 12,3%; kim loại thường đạt 3,8 tỷ USD, giảm 10,1%; ô tô đạt 3,5 tỷ USD, giảm 28%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 3,4 tỷ USD, giảm 14,1%; hóa chất đạt 3,2 tỷ USD, giảm 8%.
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu 8 tháng, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 151,66 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,5% tổng kim ngạch nhập khẩu; nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 10,55 tỷ USD, giảm 9,2% và chiếm 6,5%.
Tính chung 8 tháng năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 162,21 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6%. Xuất siêu hàng hóa 8 tháng ghi nhận ở mức 11,9 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,2 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 23,1 tỷ USD.
-
Người tiêu dùng Việt lạc quan hơn so với khu vực Đông Nam Á, tạo đà tăng trưởng cuối năm cho thương mại điện tử -
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 -
Khánh thành nhà máy xử lý nước thải tại dự án Cát Bà Amatina -
Đông Tây Land - Đối tác phân phối chiến lược quy mô lớn của đô thị trái tim CaraWorld -
“Ông chủ Việt” hào phóng với M&A -
Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam -
EVN nằm trong Top 10 doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
-
1 Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ -
2 Bệ đỡ cho M&A tăng tốc năm 2025 -
3 Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
4 Một doanh nghiệp tự nguyện trả lại khu "đất vàng" ở quận 1 TP.HCM -
5 Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung