
-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp
-
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo
-
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia
Đây là sản phẩm của một lập trình viên trẻ tuổi ở Hà Nội, Nguyễn Hà Đông, hiện đang chiếm vị trí số một trên cả App Store của hệ điều hành iOS và Google Play của hệ điều hành Android.
Mặc dù trò chơi Flappy Bird thuộc diện tải về miễn phí, trên màn hình người chơi có dành một khung nhỏ phía trên cùng để quảng cáo cho các sản phẩm và dịch vụ ở khắp thế giới. Và đây là nguồn thu chính của Nguyễn Hà Đông. Phóng viên TBKTSG Online đã tìm cách liên lạc với tác giả để xác minh tin này nhưng chưa được.
Trong lần trả lời phỏng vấn hiếm hoi với tờ The Verge, Nguyễn Hà Đông tiết lộ con số doanh thu “ấn tượng” nói trên, khoảng trên 1 tỷ đồng mỗi ngày. Cũng theo The Verge, trò chơi này đã có 50 triệu lượt tải về, 47.000 lượt nhận xét trên App Store, tương đương với các phần mềm nổi tiếng khác như Evernote hay Gmail.
“Lý do Flappy Bird được ưa chuộng đến thế là vì nó khác với các trò chơi di động hiện nay và là trò chơi rất hay để mọi người thi đấu với nhau,” Đông trả lời tờ The Verge.
Theo ý kiến của nhiều người chơi, tác giả cũng có thể kiếm tiền bằng cách đưa ra chọn lựa, ai muốn tắt quảng cáo thì tải về phiên bản có tính tiền nhưng theo Đông, anh không muốn thay đổi hay thậm chí nâng cấp phiên bản hiện có. “Flappy Bird hiện đã đến giai đoạn nếu thêm bất kỳ điều gì vào sẽ làm hỏng nó” – Đông cho biết.
Ngoài Flappy Bird, Nguyễn Hà Đông còn hai trò chơi khác cũng nằm trong top ten là “Super Ball Juggling” và "Shuriken Block". Đông cũng cho biết ý tưởng làm game đơn giản có kèm quảng cáo là do hình thức này rất phổ biến ở Nhật Bản
Trò chơi Flappy Bird rất đơn giản. Không kèm hướng dẫn chơi, người dùng tự biết phải chạm vào màn hình để chim bay lên – không chạm thì chim rớt xuống đất. Như vậy người chơi phải gõ liên tục vào màn hình để giả lập cú đập cánh cho chim và hướng dẫn chim bay qua những đường ống quen thuộc với những ai từng chơi trò Mario hái nấm ngày xưa. Trò chơi dễ “game over” đến nỗi nhiều tờ báo miêu tả đây là trò chơi làm người dùng muốn quẳng chiếc điện thoại vào tường nhất.
Nguyễn Vũ (TBKTSG)
-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Đường ray pháp lý giúp thương mại điện tử tăng tốc
-
Quy định về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp -
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo -
Danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi -
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia -
MobiFone và VPBank hợp tác chiến lược, tích hợp toàn diện tài chính - viễn thông -
Ngành chế tạo Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi công nghệ xanh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower