Trong tháng 5/2024, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM phải hoàn thành dự thảo cho UBND Thành phố liên quan đến khó khăn vướng mắc về tiền thuê đất của Trường Đại học Fulbright, trình Thủ tướng và Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
Doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghệ cao TP.HCM giờ đây chỉ cần nộp hồ sơ tại một cửa duy nhất tại Ban Quản lý Khu công nghệ cao, nên rút ngắn được rất nhiều thời gian và không còn phải đi “nhiều cửa” như trước.
TP.HCM đang tiến hành thu hồi các dự án chậm triển khai tại Khu công nghệ cao để chuẩn bị thu hút đầu tư lĩnh vực công nghệ sinh học, điện tử, vi mạch, bán dẫn.
TP.HCM đẩy nhanh tiến độ thu hồi Dự án Công viên Sài Gòn Silicon tại Khu công nghệ cao ngay trong năm nay vì 52 ha đất “vàng” bị bỏ hoang suốt 7 năm trời, trong khi Thành phố không có đất cho nhà đầu tư thuê làm dự án.
Tập đoàn TTC và Công ty cổ phần Tập đoàn SUN Electronics hỗ trợ thiết bị đào tạo cho Trung tâm thiết kế vi mạch thuộc Khu Công nghệ cao TP.HCM với tổng kinh phí 2,6 tỷ đồng.
Do thu hút được các doanh nghiệp FDI công nghệ cao đến đầu tư, những năm gần đây Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) đóng góp hơn 50% giá trị xuất khẩu của TP.HCM
Synopsys hợp tác với Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) để phát triển nguồn nhân lực thiết kế vi mạch và hỗ trợ phát triển Trung tâm thiết kế chip tại Việt Nam.
Dự án có vốn đầu tư 650 triệu USD của Techonic Industries (TTI) tại Khu công nghệ cao TP.HCM đã chậm khởi công theo cam kết khoảng 6 tháng, với lý do chính là Covid-19 diễn biến phức tạp.