-
Chứng khoán Việt Nam 2025: Nhiều yếu tố hỗ trợ khối ngoại trở lại thị trường -
Chờ cú huých trên thị trường IPO -
"Chứng khoán Việt Nam năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng" -
Chứng khoán bước vào năm bản lề của kỷ nguyên mới -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 30/6/2025 -
Ngành tài chính sẽ tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực cho phát triển
TIN LIÊN QUAN | |
Năm 2014 huy động trái phiếu tăng đột biến | |
Lần đầu tiên vận hành chỉ số cho trái phiếu | |
Thị trường trái phiếu sôi động cuối năm |
Tính đến hết năm 2014, tổng lượng phát hành trái phiếu và tín phiếu chính phủ và chính phủ bảo lãnh đạt 267.343 tỷ đồng, tăng 16% so với giá trị cuối năm 2013. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của tổng khối lượng trái phiếu và tín phiếu phát hành năm 2014 đã giảm gần một nửa so với tốc độ tăng trưởng của năm 2013. Giá trị trái phiếu phát hành năm 2014 đạt 240.841 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2013, đạt giá trị cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Kho bạc Nhà nước huy động được 26.502 tỷ đồng tín phiếu năm 2014, giảm 27% so với năm 2013
Giá trị trái phiếu phát hành của Kho bạc Nhà nước (KBNN) chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 87% tổng giá trị phát hành trái phiếu, tương đương 208.995 tỷ đồng.
Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPTVN) đóng góp 23.043 tỷ đồng trái phiếu (tương đương 10%) và trái phiếu phát hành của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) chỉ chiếm 2% tổng khối lượng, đạt 4.702 tỷ đồng trái phiếu.
Tổng khối lượng phát hành của KBNN trong năm nay đã tăng 46% so với năm 2013. Trong khi đó, lượng trái phiếu do NHPTVN và NHCSXH đã lần lượt giảm 36% và 42% so với cùng kỳ năm 2013. NHPTVN hoàn thành 48% kế hoạch phát hành trong khi NHCSXH chỉ hoàn thành được 22%. Mặc dù khối lượng phát hành tăng vọt, nhưng theo như điều chỉnh kế hoạch phát hành lần 2 của KBNN (tháng 11/2014), năm 2014, KBNN đã không thể hoàn thành mục tiêu và thực hiện 90% kế hoạch phát hành của Bộ Tài chính.
So với năm 2013, khối lượng trái phiếu dài hạn gồm trái phiếu 5, 10 và 15 năm được KBNN phát hành đã tăng đáng kể. Khối lượng phát hành trái phiếu 15 năm đã tăng đột biến, gấp 5,6 lần khối lượng phát hành năm 2013, dù lợi suất kỳ hạn 15 năm trong năm 2014 giảm mạnh so với năm 2013. Điều này cho thấy, nhà đầu tư có cái nhìn khả quan về kinh tế Việt Nam.
Hơn nữa, đây cũng là lợi thế cho Chính phủ để tái cơ cấu danh mục nợ với kỳ hạn dài hơn và chi phí rẻ hơn. Tỷ trọng phát hành trái phiếu kỳ hạn ngắn hạn 2 năm giảm xuống còn 16% từ mức 36% năm 2013. Trong khi đó, trái phiếu kỳ hạn 5 năm đã có mức tăng trưởng vượt trội đạt tỷ trọng phát hành 29% trong năm 2014 so với mức 21% cùng kỳ năm trước. Giá trị phát hành trái phiếu kỳ hạn dài 10 và 15 năm đều có mức tăng đáng kể, lần lượt đạt 14% và 7% tổng giá trị phát hành.
Lợi suất trúng thầu trái phiếu giảm liên tục từ đầu năm cho đến tháng 10/2014, trước khi tăng vọt trở lại trong 2 tháng cuối năm. Lợi suất trái phiếu 5 năm giảm sâu trong tháng 10, giảm 325 điểm cơ bản so với đầu năm và chạm đáy ở mức thấp kỷ lục trong vòng 2 năm qua với mức trung bình 4,98%/năm.
Một trong những nguyên nhân chính khiến lợi suất đã liên tục giảm trong 10 tháng đầu năm 2014 là chỉ số kinh tế vĩ mô đã được cải thiện rõ rệ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Thông tư 36/2014/TT-NHNN, nguồn cung trái phiếu tăng mạnh trên thị trường và việc giá dầu lao dốc tạo áp lực lên nguồn thu ngân sách nhà nước đã tác động mạnh tới thị trường trái phiếu 2 tháng cuối năm. Việc Thông tư 36 bổ sung quy định tỷ lệ tối đa so với nguồn vốn ngắn hạn để sử dụng mua trái phiếu chính phủ có thể khiến một số ngân hàng phải bán ra trái phiếu.
Năm 2015, theo Nghị quyết 78/2014/QH13, Chính phủ sẽ chính thức dừng phát hành trái phiếu ngắn hạn, thay vào đó, sẽ phát hành trái phiếu kỳ hạn từ 5 năm trở lên. Đây sẽ là thách thức mới đối với nhà phát hành để huy động được nguồn vốn trên thị trường trái phiếu. Các ngân hàng - những nhà mua chính của trái phiếu chính phủ - dường như quan tâm tới các trái phiếu ngắn hạn hơn, vì phù hợp với khả năng của các ngân hàng và ít rủi ro thanh khoản.
Có nên phát hành thêm trái phiếu quốc tế? () Phát hành trái phiếu quốc tế giúp nâng mức dự trữ ngoại hối, góp phần giữ giá trị đồng nội tệ. Tuy nhiên, việc phát hành thêm phải được tính toán cẩn trọng. |
Ngọc Anh (Phòng Phân tích (Công ty Chứng khoán VPBank)
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 30/6/2025 -
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
Ngành tài chính sẽ tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực cho phát triển -
Dòng tiền "nghỉ tết", VN-Index giảm hơn 5 điểm trong phiên cuối cùng của năm 2024 -
Cổ phiếu Yeah1 "đổ đèo" sau loạt phiên tăng nóng hậu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" -
Kỳ vọng nâng hạng thị trường có thể đẩy VN-Index năm 2025 lên trên 1.600 điểm -
Dấu ấn ngành tài chính 2024: Thu ngân sách vượt 2 triệu tỷ đồng, đột phá chuyển đổi số
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững