
-
Việt Nam - Hành trình thịnh vượng
-
Việt Nam: Từ giải phóng 1975 đến kiến tạo luật chơi 2025
-
Kho bạc Nhà nước kết nối dữ liệu hợp đồng điện tử với mạng đấu thầu quốc gia
-
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025
-
Chính phủ ban hành cơ chế thử nghiệm Fintech có kiểm soát -
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa
![]() | ||
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, không đổi mới cán bộ sẽ không đổi mới được nền kinh tế |
Là Bộ trưởng duy nhất thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trả lời một số vấn đề về chương trình tái cơ cấu nền kinh tế, tại phiên thảo luận Quốc hội chiều 1/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đánh giá cao báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
“Báo cáo rất sát thực tiễn, công tâm, chỉ ra nhiều vấn đề đã làm được cũng như những yếu tố khiến đại biểu Quốc hội, cử tri chưa hài lòng. Bản thân các thành viên Chính phủ cũng thấy và mong muốn được tiếp thu”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói.
Có những giấc mơ đã thành
Về cái được, theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, là Đảng, Quốc hội, Chính phủ và cả hệ thống chính trị đã đồng tâm, hiệp lực chèo lái con thuyền kinh tế Việt Nam đầy bất ổn vào thời điểm năm 2011 (lạm phát 2 con số, lãi suất cao, đồng tiền mất giá, bong bóng bất động sản, hệ thống ngân hàng trước nguy cơ đổ vỡ), đến nay, kinh tế vĩ mô đã ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt, tốc độ tăng trưởng được duy trì, năm sau cao hơn năm trước. CPI cả năm 2014 dự kiến ở mức dưới 4% trong khi tốc độ tăng trưởng ở mức 5,8%... là những chỉ số trước đây chúng ta hằng mong muốn.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng thẳng thắn nhìn nhận: chất lượng nền kinh tế của chúng ta đang có vấn đề. Động lực để chúng ta tăng trưởng cao hơn nữa không như mong muốn. Điều này đốc thúc chúng ta phải đổi mới mô hình tăng trưởng, thay đổi thể chế. Đây là điều mọi người dân cũng cảm nhận được chứ không riêng đại biểu Quốc hội hay thành viên Chính phủ.
“Chúng tôi đánh giá chi tiết những nguy cơ của Việt Nam và những dấu hiệu tụt hậu kinh tế Việt Nam. Trong đó, những chỉ số nói lên rằng, chúng ta tăng trưởng như vậy nhưng thống kê trong những năm qua cho thấy chúng ta đang giảm dần tốc độ, chất lượng, hiệu quả, chi phí, năng lượng cho một đơn vị tăng trưởng cũng như năng suất lao động. Các yếu tố này dù có tăng nhưng chậm đi. Chi tiêu của nhân tố trung gian hay năng suất nhân tố tổng hợp cũng giảm. Cân đối vĩ mô như chỉ tiêu tiết kiệm so với GDP thì cũng đang giảm đi. Có những chỉ số rất sâu sắc, chất lượng kinh tế theo phân tích đang giảm dần, báo hiệu rằng chúng ta cần thay đổi mô hình, nếu không đổi mới thì tăng trưởng sẽ không cao”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh.
Về ý kiến cho rằng, Việt Nam tăng trưởng dưới tiềm năng, Bộ trưởng Vinh không đồng tình. Ông đặt câu hỏi: “Tiềm năng tính bằng gì? Căn cứ nào để tính tiềm năng tăng trưởng là bao nhiêu, 7%? Không phải. Việt Nam sẽ tăng trưởng 8-9% và quốc tế đang đề nghị Việt Nam phải tăng trưởng từ 8-9,5% thì 40 năm sau chúng ta mới bằng Hàn Quốc bây giờ”(?).
Theo người đứng đầu ngành kế hoạch và đầu tư, tiềm năng hay không chính ở con người, còn tài nguyên không phải quyết định. Những đất nước không có tiềm năng về tài nguyên nhưng họ có tiềm năng con người, họ là những nước phát triển mạnh mẽ nhất. Cho nên, giới hạn tiềm năng chính là giới hạn ở trí tuệ con người. Việt Nam có rất nhiều tiềm năng.
Phải có “người khác” đến đổi mới
Đi sâu phân tích những yếu kém của đầu tư công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thẳng thắn: “Nếu đổi mới doanh nghiệp Nhà nước mà vẫn để nguyên những cán bộ đã từng sinh ra những doanh nghiệp đó, lãnh đạo doanh nghiệp đó thì hôm nay họ không tự chặt chân mình đâu”.
Theo người đứng đầu ngành kế hoạch và đầu: Không đổi mới cán bộ sẽ không đổi mới được nền kinh tế. Các chuyên gia quốc tế đã chỉ ra rằng, nếu đổi mới doanh nghiệp Nhà nước mà vẫn để nguyên những cán bộ đã từng sinh ra những doanh nghiệp đó, lãnh đạo doanh nghiệp đó là không thể. Phải có người khác đến đổi mới. Đặc biệt, đổi mới cán bộ là một yếu tố phải có tác động, tác động triệt để, kiên trì và quyết liệt mới làm được.
Trước thực tế trên, Bộ trưởng Vinh cho biết: Chúng ta phải tiếp tục tái cấu trúc nền kinh tế. Chính phủ tiếp thu ý kiến đại biểu, những việc làm được mới chỉ là ban đầu, trong 3 lĩnh vực này cần tiếp tục làm nhiều hơn. Nhưng chúng ta chưa thảo luận nhiều về vấn đề này. Ba nội dung này chỉ là chủ chốt còn trong đề án Chính phủ phê duyệt thì nói rõ mục tiêu của tái cấu trúc đầu tư công, định hướng của nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… Các lĩnh vực đều có định hướng và nguyên tắc phấn đấu tới đó. Mục tiêu cuối cùng là nền kinh tế chất lượng cao hơn, tính cạnh tranh hơn, bền vững hơn. Các ngành, lĩnh vực đều phải viết đề án của mình.
“Vừa rồi, có đánh giá là địa phương làm chậm, tôi không đồng tình với ý kiến này. Đừng trách các địa phương. Địa phương phải phụ thuộc vào tư tưởng đổi mới của Chính phủ và của ngành, lĩnh vực, vì đây là thể chế. Còn họ không làm được thể chế. Ví dụ, ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra các đề án để các địa phương làm. Còn địa phương sẽ tổng hợp lại để thực hiện và họ cũng phải xây dựng cho mình là có lợi thế gì, làm gì tăng lợi thế đó lên”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh giãi bày và đề nghị:
Đảng, Quốc hội, Chính phủ cần chỉ đạo tập trung hơn để chúng ta tiếp tục làm. Không phải mục tiêu đặt ra đến 2015 mà phải làm xuyên suốt 5 năm tiếp theo. Làm sao mà năm sau tiếp tục một quá trình để Việt Nam không chỉ cất cánh lên được mà còn phải phát triển dài hạn. Nhưng từng nhiệm kỳ đặt mục tiêu cụ thể để phấn đấu. Chúng ta phải đổi mới thể chế, pháp luật, chứ không thể dùng lời khuyên, mong muốn để thay đổi.
Quang Hưng
-
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025 -
Chính phủ ban hành cơ chế thử nghiệm Fintech có kiểm soát -
[Emagazine] Đường đến thịnh vượng -
Kỳ tích ngoại giao Hồ Chí Minh: Từ chiến tranh đến hội nhập quốc tế sâu rộng -
Việt Nam trở thành đối tác ngày càng quan trọng -
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa -
Kế hoạch hoạt động năm 2025 của Ban Chỉ đạo rà soát xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025