![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/haiyen/2025/02/12/trung-quoc-chi-155-ty-usd-nhap-khau-dien-thoai-linh-kien-tu-viet-nam1739330911.jpg)
-
Trung Quốc chi 15,5 tỷ USD nhập khẩu điện thoại, linh kiện từ Việt Nam
-
Việt Nam chi gần 1,8 tỷ USD nhập khẩu thịt
-
Nông sản Việt xuất sang EU phải tuân thủ quy định về an toàn và bền vững
-
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2025 tăng 9,5% -
Đối phó với rủi ro trong xuất khẩu sang Mỹ
![]() |
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến |
Thưa ông, nếu chiến tranh thương mại nổ ra, hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng thế nào?
Chúng ta biết rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký các sắc lệnh áp thuế lên Mexico, Canada và Trung Quốc. Khi Mỹ đối đấu thương mại với một số quốc gia khác, chắc chắn sẽ có tác động đến quá trình xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, cũng phải thấy, Mỹ và Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và quan hệ này vẫn được duy trì tốt. Nếu chúng ta giữ quan hệ tốt với bạn trên tất cả các phương diện, thì vẫn duy trì được đà tăng trưởng tại thị trường Mỹ.
Tôi lấy ví dụ như mặt hàng cá tra, ngày 20/1, Việt Nam và Mỹ đã đạt được thỏa thuận quan trọng, chấm dứt tranh chấp kéo dài về thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra, basa phile của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Trong đó, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn được đưa ra khỏi danh sách áp thuế chống bán phá giá.
Đến nay, lệnh áp thuế với Canada và Mexico đã được Mỹ hoãn thêm 30 ngày, trong khi các biện pháp thuế quan qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc lại gợi ra viễn cảnh về một cuộc chiến thương mại ngày càng đến gần.
Điều này đánh dấu thắng lợi lớn không chỉ với Vĩnh Hoàn, mà còn với ngành thủy sản Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp tại thị trường quốc tế.
Với Trung Quốc, năm 2024, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sang thị trường này đạt 13,6 tỷ USD, chiếm 21,6%.
Tại cuộc họp Chính phủ vừa qua, các bộ, ngành đều nhận định về nguy cơ chiến tranh thương mại đang đến gần, vì thế, chúng ta cần một hệ thống giải pháp để đối phó. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao để phát triển thị trường Halal (Hồi giáo), phối hợp với Bộ Công thương để tiếp tục triển khai xúc tiến tại hai thị trường lớn là Mỹ, Trung Quốc, bên cạnh các thị trường quan trọng khác như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines...
Nếu chúng ta duy trì quan hệ tốt với các thị trường, đồng thời chuẩn bị vùng trồng, vùng nuôi một cách kỹ lưỡng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để có vùng nguyên liệu minh mạch, rõ ràng; trên cơ sở đó, khâu thu hoạch, sơ chế, chế biến cũng được nâng cao, thì sẽ yên tâm về mặt chất lượng và yên tâm về việc củng cố, mở rộng các thị trường.
Chúng ta phải nhìn nhận một thực tế rằng, càng ra biển lớn sẽ càng khó khăn, nhưng càng khó khăn thì càng phải nỗ lực để giữ vững thị trường trên cơ sở tổ chức sản xuất tốt theo hướng kinh tế xanh.
![]() |
Giữ vững sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ giúp nông sản Việt vững tin xuất khẩu đến nhiều thị trường (Ảnh: Đức Thanh) |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có những sự chuẩn bị gì nếu trong trường hợp các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam cũng bị Mỹ đưa vào diện cần phòng vệ thương mại?
Việt Nam có Tham tán thương mại tại Mỹ. Đây là đầu mối để nắm bắt thông tin, xu thế, nhu cầu của thị trường này. Do vậy, những thông tin từ Tham tán, Sứ quán sẽ giúp ngành phân tích, thúc đẩy thương mại, tổ chức sản xuất để đáp ứng yêu cầu thị trường.
Một trong những giải pháp quan trọng nhất vẫn là chúng ta tổ chức sản xuất một cách bài bản, đi theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và làm chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đến khâu chế biến và xuất khẩu.
Như tôi đã khẳng định, chúng ta đã tiến vào một thị trường thì phải duy trì được. Hôm nay chúng ta thấy rằng các chính sách thay đổi rất khó lường, song tôi tin doanh nghiệp sẽ sớm bắt nhịp. Các hệ thống công nghệ của chúng ta tuy quy mô không phải là lớn so với thế giới, nhưng ngày càng được chuẩn hóa, hiện đại hơn.
Quan trọng là trước khi xuất khẩu vào bất cứ thị trường nào, chúng ta đều biết trước yêu cầu của thị trường đó, ví dụ yêu cầu về vùng trồng, về giống, về quy trình sản xuất, quy trình thú y, thu hoạch, sơ chế... Dù có những thay đổi đột xuất, nhưng cũng không thể thay đổi quá bất thường, vẫn phải dựa trên các quy chuẩn về chất lượng sản phẩm.
Nói về vấn đề ứng phó, với sự chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ, cùng với các bộ, ngành khác, tôi tin rằng, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ sớm ứng phó được những thay đổi của thị trường Mỹ, Trung Quốc, hay bất cứ thị trường nào khác.
Ông có thể chia sẻ một số thông tin về kết quả sản xuất, xuất khẩu ngành nông nghiệp trong tháng đầu tiên của năm 2025?
Tháng 1/2025, tăng trưởng ngành nông nghiệp vẫn có những kết quả tích cực. Sản xuất lúa tăng so với cùng kỳ; trong đó, diện tích lúa đã thu hoạch ước đạt 166.800 ha, tăng 80%. Các vật nuôi như lợn, gia cầm vẫn tăng trưởng khá, từ 1,7% đến 3,7%, đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm. Sản lượng gỗ khai thác cũng tăng trên 8%. Như vậy, đà tăng trưởng trong các lĩnh vực chính của ngành vẫn duy trì tương đối tốt.
Về xuất khẩu, ước tính giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 1/2025 đạt 5,08 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, mục tiêu xuất khẩu của ngành đạt 64 - 65 tỷ USD sẽ có những khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, tháng 1 là tháng đầu tiên, chúng ta sẽ cần thêm giải pháp để duy trì đà tăng trưởng, về đích ở mức 64 - 65 tỷ USD vào cuối năm.
Ông có thể lý giải vì sao kim ngạch xuất khẩu ngành lại giảm nhẹ trong tháng 1 vừa qua?
Một số mặt hàng có sản lượng xuất khẩu tăng, nhưng giá giảm; một số sản phẩm vừa giảm về lượng vừa giảm về giá. Bên cạnh đó, một số thị trường nhập khẩu có nhu cầu giảm.
Chẳng hạn, giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2024 đạt 627 USD/tấn, tăng 9,1% so với năm 2023. Nhưng hiện giá gạo chỉ còn khoảng 440 USD/tấn. Nguyên nhân do Ấn Độ mở cửa xuất khẩu trở lại và một số quốc gia đã tự túc được một phần lương thực. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương, duy trì ổn định hoạt động xuất khẩu gạo tại thị trường Philippines, Indonesia.
Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo một số doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Halal như De Heus Việt Nam, C.P. Việt Nam, GreenFeed… Bộ đã họp bàn với các doanh nghiệp để tìm giải pháp thâm nhập những thị trường mới, duy trì quy mô, đà tăng trưởng trong năm 2025.
![](https://media.baodautu.vn/thumb_x235x140/Images/hongquang/2024/10/26/bo-truong-tai-chinh-duc-canh-bao-tra-dua-neu-my-phat-dong-chien-tranh-thuong-mai1729913330.jpg)
-
Tấm áo giáp giúp ngành nông nghiệp đối phó với chiến tranh thương mại -
Nông sản Việt xuất sang EU phải tuân thủ quy định về an toàn và bền vững -
Giá gạo xuất khẩu xuống thấp -
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2025 tăng 9,5% -
Đối phó với rủi ro trong xuất khẩu sang Mỹ -
Bàn giao phòng thí nghiệm, chứng nhận nông sản xuất khẩu tại cửa khẩu Bắc Luân 2 -
CPI tháng 1/2025 tăng 0,98%
-
Cơ hội nào cho các công ty bảo hiểm nhân thọ "made in Vietnam"?
-
EVNGENCO1 đã đảm bảo sản xuất điện an toàn, ổn định trước, trong và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
VietinBank triển khai loạt ưu đãi với Gói sản phẩm kiều hối
-
Petrolimex Aviation kickoff dự án ISCC
-
Acecook Happiness Concert - Hành trình 9 năm lan tỏa hạnh phúc qua âm nhạc
-
Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc