-
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại phiên họp. |
Đi kèm với cải cách tiền lương, phải tiến hành sắp sếp lại đội ngũ cán bộ công chức, rà soát những người thiếu tinh thần trách nhiệm, làm việc cầm chừng, đùn đẩy, né tránh.
Quan điểm này được Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu khi phát biểu tại phiên họp sáng 16/10 , cho ý kiến về các báo cáo kinh tế - xã hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cải cách không chỉ là tăng lương
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, việc cải cách tiền lương từ 1/7/2024 là bước đi đầu tiên trong việc thực hiện Nghị quyết 27 của Trung ương.
“Thực chất, tiền lương đã được điều chỉnh nhiều lần nhưng lần điều chỉnh này mang tính chất cải cách. Đây không chỉ là điều chỉnh lương, không chỉ là tăng lương, tăng thu nhập, mà theo Nghị quyết 27 còn là cải cách tiền lương gắn với nâng cao chất lượng và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức”, ông Định phát biểu.
Phó chủ tịch Quốc hội cho rằng, hai việc này phải đi liền với nhau, điều chỉnh tiền lương gắn với vị trí việc làm và tăng cường trách nhiệm, kỷ luật kỷ cương của cán bộ công chức.
Vì thế, đi kèm với cải cách tiền lương, phải tiến hành sắp sếp lại đội ngũ cán bộ công chức, rà soát những người thiếu tinh thần trách nhiệm, làm việc cầm chừng, đùn đẩy, né tránh…
“Với người vi phạm, yếu năng lực phải đưa ra khỏi bộ máy”, ông Định nhấn mạnh.
Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cho rằng, thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình cần đảm bảo thu nhập phù hợp cho cán bộ cơ sở giữa các ngành lĩnh vực, tương ứng với trách nhiệm.
Việc này, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu rõ, nhằm cải cách tiền lương cán bộ cơ sở, thu nhập từ tiền lương mới phù hợp với nhiệm vụ cán bộ được giao, tránh công việc, nhiệm vụ như nhau nhưng thu nhập có nơi cao nơi thấp.
Cũng đề cập vấn đề tiền lương, báo cáo thẩm tra từ các cơ quan của Quốc hội cho rằng, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, tuy nhiên việc cải cách tiền lương vẫn chưa bảo đảm tiến độ theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018. Mặc dù xuất phát từ những nguyên nhân, yếu tố khách quan (dịch bệnh Covid-19, tình hình kinh tế-xã hội gặp nhiều khó khăn...) và Quốc hội cũng đã có yêu cầu về việc chưa thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW trong năm 2023 , đề nghị Chính phủ tiếp tục tập trung nguồn lực, nghiên cứu, triển khai các giải pháp đồng bộ để thực hiện việc cải cách tiền lương theo đúng yêu cầu của Trung ương.
Cơ quan của Quốc hội cũng chỉ rõ, việc giải quyết khó khăn trong tuyển dụng giáo viên dạy các môn học mới; giải quyết vấn đề lương, phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định tại Nghị quyết số 75/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV còn chậm.
Lo chậm tiến độ sắp xếp đơn vị hành chính
Về kế hoạch năm 2024, một trong những nhiệm vụ quan trọng được nêu tại báo cáo thẩm tra từ các cơ quan của Quốc hội là tiếp tục thực hiện sắp xếp các đơn vị cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết dự kiến, có 35 huyện và trên 1.000 xã của 40-50 tỉnh thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập.
“Việc này Bộ Chính trị đã có nghị quyết và kết luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có nghị quyết, Chính phủ cũng có nghị quyết và kế hoạch triển khai toàn quốc, nhưng hiện nay, một số địa phươg đang chậm tiến độ”, ông Định nêu và đề nghị phải đẩy mạnh đôn đốc, giám sát việc này.
Ủy ban Pháp luật sẵn sàng tham gia cùng các bộ, ngành, địa phương có liên quan, sẵn sàng cử người về hỗ trợ về mặt thủ tục để thực hiện nhanh việc sáp nhập huyện, xã, ông Định cho hay.
“Làm sao trong quý III/2024 làm thủ tục trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua để quý IV bắt đầu đi vào thực hiện mới kịp sắp xếp tổ chức bộ máy, vì quý I/2025 đã bắt đầu Đại hội Đảng bộ cấp xã, quý II là cấp huyện rồi. Nếu không sắp xếp xong sẽ ảnh hưởng ngay đến công tác kiện toàn tổ chức bộ máy nhiệm kỳ tới nên phải rất khẩn trương”, ông Định lưu ý.
Liên quan việc giám sát tình hình thực hiện chính sách pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập, Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn báo cáo của Chính phủ cho biết các cơ chế chính sách với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được hoàn thiện đồng bộ, nhiều văn bản hiện nay đang chậm.
Ví dụ danh mục đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách Nhà nước; danh mục sự nghiệp công lập cơ bản thiết yếu trong ngành, lĩnh vực; khung giá với từng loại hình dịch vụ sự nghiệp công; quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực…
Theo Phó chủ tịch Quốc hội, doanh nghiệp đã đổi mới nhiều, bộ máy hành chính cũng đổi mới nhiều, nhưng đơn vị sự nghiệp công lập còn nhiều văn bản chưa ban hành kịp tiến độ nên cần đốc thúc thêm nhiệm vụ này.
-
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp từ các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Điểm tên 9 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam
-
Internet tốc độ cao là tác nhân gây béo phì? -
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Xuân, Tết 2025 -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025