
-
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững
-
Quý I/2025, TKV cấp 10,8 triệu tấn than cho điện
-
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm -
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
![]() |
Việt Nam hiện có 238 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo |
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đến ngày 18/1/2021. Theo danh sách này, thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo là 205 thương nhân.
So với danh sách được Cục Xuất nhập khẩu công bố hồi đầu tháng 9/2020 là 192 thương nhân, số lượng thương nhân đã có sự gia tăng thêm 13 thương nhân. (Các địa phương gia tăng thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo có TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Tháp).
Trong đó, các tỉnh có số doanh nghiệp đăng ký nhiều nhất gồm: An Giang có 20 doanh nghiệp; tỉnh Đồng Tháp có 18; tỉnh Long An có 24 doanh nghiệp; nhiều nhất là Thành phố Cần Thơ với 43 doanh nghiệp và TP.HCM là 38 doanh nghiệp, Tiền Giang 8 doanh nghiệp, Thái Bình 4 doanh nghiệp, Vĩnh Long 6 doanh nghiệp, Hà Nội 8 doanh nghiệp.
Một số địa phương chỉ có 1 đến 2 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Trong đó: Bạc Liêu 2 doanh nghiệp, Bình Định 1 doanh nghiệp, Bình Dương 1 doanh nghiệp, Hậu Giang 2 doanh nghiệp, Nam Định 1 doanh nghiệp, Ninh Bình 1 doanh nghiệp.
Theo Bộ Công Thương, năm 2020, hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng gặp không ít khó khăn, thách thức, chủ yếu do tác động hết sức phức tạp của dịch Covid-19. Trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp để vừa bảo đảm công tác phòng chống dịch và bảo đảm an ninh lương thực, vừa tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng, giúp người dân tiêu thụ thóc, gạo với số lượng và giá cả tốt nhất.
Hết năm 2020, cả 2 mục tiêu lớn do Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặt ra đối với sản xuất - xuất khẩu gạo đều đã đạt được. An ninh lương thực được bảo đảm tuyệt đối trong năm 2020, kể cả trong những thời điểm khó khăn nhất, khi dịch bệnh bùng phát và nước ngoài tăng mạnh mua gạo từ Việt Nam.
Theo ước tính của liên Bộ Công Thương - Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, xuất khẩu gạo năm 2020 đạt 6,15 triệu tấn, trị giá đạt khoảng 3,07 tỷ USD. Mặc dù lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 3,5% so với năm 2019, chủ yếu vì mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng tới 9,3%. Đặc biệt, lần đầu tiên, thị trường Philippines đã nhập khẩu lớn nhất lúa gạo từ Việt Nam, với sản lượng trên 2,2 triệu tấn, trị giá trên 1 tỷ USD
Giá xuất khẩu bình quân cả năm ước đạt 499 USD/tấn, tăng 13,3% so với năm 2019. Đây là mức giá bình quân năm cao nhất trong những năm gần đây, mang lại lợi ích to lớn cho người dân trồng lúa.

-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel -
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ -
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn