
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
![]() |
Các Bộ, ngành, địa phương chủ động tìm giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa sang Hàn Quốc. |
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 251/TB-VPCP ngày 19/8/2022 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc làm việc, đối thoại với Đại sứ quán Hàn Quốc và các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.
Thông báo nêu rõ, sau khi nghe Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, đại diện các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam và đại diện Lãnh đạo các Bộ, cơ quan, địa phương phát biểu, về các đề xuất, kiến nghị của Đại sứ quán Hàn Quốc và các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam nêu tại cuộc Đối thoại, Thủ tướng Chính phủ đã giao các Bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc đối với những vấn đề có thể giải quyết ngay theo thẩm quyền.
Đối với những vấn đề phức tạp, chưa giải quyết được ngay thì khẩn trương nghiên cứu, đưa ra phương hướng, giải quyết với lộ trình cụ thể để xử lý kịp thời, hiệu quả với tinh thần lợi ích hài hòa, khó khăn, rủi ro chia sẻ, gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/8/2022 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, các Bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động tìm giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm để đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa sang thị trường Hàn Quốc trong giai đoạn hiện nay, nhất là việc thúc đẩy thông qua các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của Đại sứ quán và các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, gửi các Bộ, ngành, địa phương để thực hiện; đồng thời thường xuyên đôn đốc, cập nhật tình hình giải quyết các đề xuất, kiến nghị này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 10/2022.
Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 22/12/1992, sau 30 năm, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc không ngừng được củng cố và phát triển thực chất, toàn diện, vượt bậc trên cả bình diện song phương và đa phương trong nhiều lĩnh vực hợp tác khác nhau.
Hợp tác kinh tế luôn là trụ cột quan trọng và là một điểm sáng trong bức tranh tổng thể quan hệ hợp tác song phương. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã đầu tư, hoạt động hiệu quả và có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của Việt Nam.
Hàn Quốc hiện là đối tác FDI lớn nhất tại Việt Nam, hiện đang đầu tư ở 19/21 ngành kinh tế và 59/63 tỉnh, thành phố với 9.383 dự án đang hoạt động, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 79,8 tỷ USD.
Hàn Quốc cũng là 1 trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, cùng với Mỹ, EU, Trung Quốc. Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực từ cuối 2015 đang tạo thuận lợi đáng kể cho hoạt động xuất nhập khẩu, tận dụng ưu đãi thuế quan.
Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc đạt 78,1 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2020. Trong đó:
xuất khẩu của Việt Nam đến Hàn Quốc đạt 21,9 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020. Xuất khẩu của Việt Nam đến Hàn Quốc chiếm 6,5% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc đạt 56,2 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm 2020. Nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc năm 2021 có giá trị 34,2 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2020.
7 tháng 2022, xuất khẩu sang thị trường này đạt 13,9 tỷ USD, tăng 14,5%; nhập khẩu 37,28 tỷ USD, tăng 23,7%; Nhập siêu từ thị trường này 23,38 tỷ USD.
Các nhóm hàng xuất khẩu chính sang Hàn Quốc, gồm: Điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt, may; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; gỗ và sản phẩm gỗ; hàng thủy sản; phương tiện vận tải và phụ tùng; xơ, sợi dệt; giày dép; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; kim loại thường khác và sản phẩm; Sắt thép...
Nhập siêu từ Hàn Quốc thường lớn bởi phục vụ nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp FDI có vốn Hàn Quốc tại Việt Nam. Năm 2021, nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 20,2 tỷ USD, tăng 18,4%, điện thoại các loại và linh kiện 10,7 tỷ USD, tăng 38,2%, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 6,1 tỷ USD, tăng 1,8%, chất dẻo nguyên liệu 2,3 tỷ USD, tăng 51,2%...
Việt Nam-Hàn Quốc đặt mục tiêu sớm đưa thương mại song phương lên mức 100 tỷ USD.

-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort