-
Quảng Ninh thông qua 11 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội -
Nam Định yêu cầu tăng cường quản lý và minh bạch trong hoạt động đấu giá đất -
Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) và sự tham gia của Việt Nam -
Học phí, viện phí quá cao: Đại biểu đề nghị tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 20,2% sau 10 tháng năm 2024 -
Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp
Đại diện Tổ chức Lao động quốc tế đặt quan ngại mức tăng trưởng lương thấp trên toàn cầu sẽ là trở ngại với tăng trưởng kinh tế và tăng mức sống. |
Báo cáo Tiền lương Toàn cầu 2018/2019 của ILO cho thấy, mức tăng trưởng tiền lương toàn cầu thực tế (đã điều chỉnh theo lạm phát) đã sụt giảm từ 2,4% năm 2016 xuống còn 1,8% năm 2017. Kết quả này được công bố trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ 136 quốc gia.
Khi phân tích về tăng trưởng tiền lương, báo cáo chỉ ra rằng tăng trưởng tiền lương thực tế của các quốc gia phát triển trong nhóm G20 đã giảm từ 0,9% năm 2016 xuống còn 0,4% năm 2017. Ngược lại, ở các quốc gia đang phát triển và mới nổi thuộc G20, tăng trưởng tiền lương thực tế dao động trong khoảng 4,9% năm 2016 và 4,3% năm 2017.
“Điều khó hiểu là ở các nền kinh tế có thu nhập cao, nơi tăng trưởng GDP đã khôi phục và mức thất nghiệp giảm nhưng tăng trưởng tiền lương lại chậm lại”, ông Guy Ryder, Tổng Giám đốc ILO nói.
Ông Ryder cũng khẳng định, mức lương chững lại đang là trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế và tăng mức sống. Trong khi đó, điều mà các đối tác xã hội và các quốc gia cần tìm hiểu là cách thức để đạt được tăng trưởng tiền lương bền vững về mặt xã hội và kinh tế.
Báo cáo cũng chỉ ra, trong vòng 20 năm qua, tiền lương thực tế trung bình đã tăng gần gấp 3 lần ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển thuộc G20, trong khi tốc độ tăng trưởng tiền lương chỉ đạt 9% ở các quốc gia G20 phát triển. Tuy nhiên, ở nhiều nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình, bất bình đẳng về tiền lương vẫn duy trì ở mức cao và tiền lương thường không đủ để trang trải nhu cầu cho người lao động và gia đình họ.
Trong khi đó, để tính toán chênh lệch lương theo giới, ILO đã sử dụng dữ liệu từ khoảng 70 quốc gia và khoảng 80% lao động hưởng lương trên toàn thế giới. Kết quả cho thấy, phụ nữ tiếp tục bị trả lương thấp hơn nam giới khoảng 20% trên toàn cầu.
“Chênh lệch lương theo giới là một trong những biểu hiện rõ nhất của bất bình đẳng xã hội và tất cả các quốc gia cần cố gắng hiểu rõ hơn những vấn đề tiềm ẩn của những biểu hiện này và đẩy mạnh tiến bộ hướng tới bình đẳng giới”, ông Ryder nói.
Một yếu tố đáng chú ý khác là ở các quốc gia có thu nhập cao, chênh lệch tiền lương theo giới lại lớn hơn trong nhóm người lao động được trả lương cao nhất. Trong khi đó, ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, chênh lệch tiền lương theo giới lại lớn hơn ở nhóm lao động được trả lương thấp hơn.
-
Học phí, viện phí quá cao: Đại biểu đề nghị tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 20,2% sau 10 tháng năm 2024 -
1,3 triệu tỷ đồng của bảo hiểm xã hội và ngót 1 triệu tỷ đồng tồn dư ngân quỹ: Khai thác thiếu hiệu quả? -
Bộ Quốc phòng: Nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ đã tiệm cận mức cao nhất -
Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp -
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế môi trường với xăng dầu hết năm 2025 -
Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
- Medlatec đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024
- SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng
- Khu vực Đông Bắc - Tọa độ vàng đầu tư của bất động sản Thủ đô
- Coteccons được vinh danh "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024"
- Agribank ra mắt Tài khoản Plus: Đột phá trong trải nghiệm ngân hàng số
- FIATO AIRPORT CITY - đầu tư an toàn và bền vững với 2 tiêu chuẩn “vàng”