
-
GDP 9 tháng tăng 4,24%: Nặng áp lực điều hành vĩ mô
-
Quảng Ngãi: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,88 tỷ USD
-
Những nội dung chính của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Kinh tế Việt Nam trong xu hướng dần cải thiện
-
Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XIII -
Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI thành công tốt đẹp
![]() |
Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết phát biểu tại tổ. |
Cán bộ được đánh giá có phiếu “tín nhiệm thấp” nhiều thì cần có cơ chế, tạo cơ hội để họ chủ động nộp đơn xin từ chức là phù hợp trong điều kiện hiện nay, thay vì trình miễn nhiệm luôn, theo đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết (TP.HCM).
Tiếp tục Kỳ họp thứ năm, chiều 30/5, Quốc hội thảo luận tổ về dự thảo nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Một trong các vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là quy định về hệ quả lấy phiếu.
Theo dự thảo, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức, trường hợp không xin từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.
Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân tiến hành miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.
Đề cập nội dung này, bà Tuyết đồng tình với ý kiến trong cơ quan thẩm tra (Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) cho rằng cần bổ sung cơ chế cho người có từ 2/3 “tín nhiệm thấp” trở lên chủ động xin từ chức, nếu không từ chức thì mới trình Quốc hội và Hội đồng nhân dân xem xét miễn nhiệm.
Đề nghị Quốc hội nghiên cứu thêm trường hợp này. Cán bộ được đánh giá có phiếu “tín nhiệm thấp” nhiều thì cần có cơ chế, tạo cơ hội để họ chủ động nộp đơn xin từ chức là phù hợp trong điều kiện hiện nay, thay vì ttình miễn nhiệm luôn – bà Tuyết thể hiện chính kiến.
Vị đại biểu TP.HCM cũng ủng hộ quan điểm không lấy phiếu tín nhiệm với Chủ tịch UBND quận ở TP.HCM và Đà Nẵng, bởi lẽ đây là các chức danh do Chủ tịch UBND cấp trên bổ nhiệm. Bên cạnh đó đã có cơ chế giam sát khác của hội đồng nhân dân.
Bà Tuyết cũng đồng tình bổ sung quy định không lấy phiếu tín nhiệm với người chữa bệnh hiểm nghèo, không tham gia công tác 6 tháng trở lên, vì thực tiễn có những trường hợp này không thể tham gia điều hành công tác kéo dài, nếu lấy phiếu thì không phù hợp.
Góp ý về quy định công khai kết quả trên phương tiện thông tin đại chúng, đại biểu Hoàng Phước Thắng (TP.HCM) đề nghị bổ sung có kênh thông tin chính thức từ Quốc hội và hội đồng nhân dân bằng cách có thông tin chính thức chậm nhất 3 ngày sau khi có nghị quyết xác nhận kết quả được thông qua.
Bởi lẽ, thường sau khi lấy phiếu tín nhiệm hay có thông tin không chính thống trên mạng, ông lý giải.
Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh nói, nhiệm kỳ khoá XIII Quốc hội tổ chức hai lần lấy phiếu tín nhiệm, vào năm thứ 2 đầu nhiệm kỳ và năm thứ 4 cuối nhiệm kỳ. Sau tổng kết, rà soát thì tới khoá XIV thực hiện theo Nghị quyết 85, chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần giữa nhiệm kỳ.
Bà Thanh giải thích, qua nghiên cứu quy định 96 của Trung ương, ban soạn thảo đưa ra quy định tại dự thảo Nghị quyết hiện tại, tức là lấy phiếu tín nhiệm một lần vào năm giữa nhiệm kỳ.
Về đối tượng không lấy phiếu tín nhiệm, bà Thanh nêu rõ, chỉ duy nhất người bị bệnh hiểm nghèo không điều hành từ 6 tháng trở lên thì không lấy phiếu. Đây cũng là đối tượng bổ sung mới so với quy định 96. Ban đầu ban soạn thảo thiết kế thời hạn là 3 tháng, nhưng quá trình lấy ý kiến, đa số đều cho rằng như vậy là quá ngắn và cho rằng 6 tháng trở lên là phù hợp. Vì thế, ban soạn thảo tiếp thu và đưa quy định này vào dự thảo Nghị quyết.
Bà Thanh cũng nói rõ, lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm là hai “nấc” khách nhau. Bỏ phiếu tín nhiệm là hệ quả của lấy phiếu tín nhiệm với trường hợp tín nhiệm thấp từ 50% trở lên hoặc 2/3 tín nhiệm thấp. Nếu họ không tự từ chức thì sẽ bỏ phiếu tín nhiệm. Do đó việc bỏ phiếu tín nhiệm, theo bà Thanh, thực chất là miễn nhiệm.
Trước ý kiến e ngại, kết quả lấy phiếu tín nhiệm là thấp, nhưng tới khi bỏ phiếu lại tín nhiệm cao, bà Thanh nói, thực tiễn tổng kết 3 nhiệm kỳ qua chưa xảy ra trường hợp nào như vậy.
Theo nghị trình, dự thảo nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn sẽ được thảo luận tại hội trường vào chiều 9/6, trước khi thông qua vào chiều 23/6.
-
Sửa Luật Đất đai: Nhiều nội dung vẫn là “dự kiến bước đầu” -
Kinh tế Việt Nam trong xu hướng dần cải thiện -
Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XIII -
Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI thành công tốt đẹp -
Chuẩn bị kỹ lưỡng nguồn nhân lực để đón nhận cơ hội từ ngành bán dẫn -
Thủ tướng: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo -
Chính thức có nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/10
-
2 Góc nhìn TTCK tuần 2-6/10: Quản trị rủi ro thay vì cố kiếm lợi nhuận ngắn hạn
-
3 Hạ lãi suất thực, chứ không chỉ giảm trên văn bản
-
4 Thị trường kho logictics xây sẵn: Tiêu chuẩn mới đón sóng nhu cầu
-
5 NHNN lý giải nguyên nhân hút ròng tín phiếu, tái cơ cấu kéo dài, không bỏ room tín dụng
-
Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới tổ chức Hội nghị về an toàn thực phẩm tại Việt Nam
-
Agribank cho vay ưu đãi khách hàng doanh nghiệp đầu tư dự án 5 ngành trọng điểm năm 2023
-
Học bổng “Cánh diều Á Châu” của AIG đến với học sinh hiếu học
-
Hành trình mở rộng sang lĩnh vực quản lý, vận hành khách sạn và resort của Đông Tây Group
-
Dược phẩm Thái Minh tưng bừng tri ân khách hàng nhân dịp kỷ niệm 12 năm sinh nhật
-
Manulife góp trồng 4.000 cây rừng, tiếp tục hành trình phủ xanh Việt Nam