
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
![]() |
Năm 2014, các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Pouchen đã đóng góp tới 1,5 tỷ USD giá trị xuất khẩu ngành da giày Việt Nam |
Pou Chen hiện là nhà sản xuất gia công da giày lớn nhất trên thế giới, thành lập năm 1969, chuyên cung cấp hàng hóa cho 2 hãng nổi tiếng thế giới là Nike và Adidas cùng nhiều thương hiệu lớn khác như Reebok, Puma, New Balance, Reebok, Salomon…
Tại Việt Nam, Tập đoàn có các công ty trực thuộc như PouYuen (TP.Hồ Chí Minh); PouHung, PouLi (Tây Ninh); PouChen, PouSung (Đồng Nai); Dũ Đức (Tiền Giang); Duy Khang (Long An).
Các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Pou Chen có quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng, đang lấn lướt các doanh nghiệp nội địa trong sản xuất giày dép xuất khẩu Việt Nam.
Tính đến cuối tháng 9/2015, sản lượng giày dép của công ty Pou Chen sản xuất tại Việt Nam đã chiếm 42% tổng sản lượng của hãng, tăng đáng kể so với mức 34% năm 2013 và 39% năm 2014.
Năm 2014, theo ước tính, các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Pouchen đóng góp tới 1,5 tỷ USD giá trị xuất khẩu ngành da giày nước ta.
Đại diện của Pou Chen cho biết, hãng này đã từng bước chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam vì chi phí tiền lương và phúc lợi cho các công nhân tại Trung Quốc tăng cao.
Sản lượng giày dép sản xuất tại Việt Nam của Pou Chen tăng mạnh trong những năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi hãng này dự kiến đầu tư mở rộng tại Việt Nam, với mục đích chính là đón các cơ hội gia tăng xuất khẩu từ một loạt Hiệp định thương mại lớn mà Việt Nam đã đàm phán xong, chờ ký kết và đi vào hiệu lực, như TPP, FTA Việt Nam - EU, KVFTA…
Đặc biệt, khi TPP được thông qua thì những hàng hóa từ các nước thành viên trong TPP xuất khẩu qua thị trường Mỹ sẽ được hưởng mức thuế quan ưu đãi. Đồng nghĩa với việc, các thương hiệu quốc tế nổi tiếng như Nike và Adidas sẽ đặt mua hàng hóa sản xuất tại Việt Nam nhiều hơn.
10 tháng 2015, xuất khẩu da giày đạt trên 10 tỷ USD, các doanh nghiệp nước ngoài vẫn đang là trụ cột lớn về xuất khẩu và là đối tượng làm gia tăng nhanh quy mô sản xuất ngành da giày.
Theo Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), với 800 doanh nghiệp, và khoảng 1 triệu lao động, các doanh nghiệp FDI chiếm chưa đầy 25% số lượng doanh nghiệp ngành giày, nhưng lại quyết định tới 70% giá trị xuất khẩu.

-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm -
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa -
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower