![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/haiyen/2025/02/12/ton-kem-viet-nam-bi-dieu-tra-ban-pha-gia-tai-malaysia1739345216.jpg)
-
Tôn kẽm Việt Nam bị điều tra bán phá giá tại Malaysia
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 12/2/2025
-
Chủ động ứng phó trước diễn biến căng thẳng thương mại tại châu Âu - châu Mỹ
-
Chi phí quản lý doanh nghiệp “bào mòn” lợi nhuận của Gỗ An Cường
-
Khu du lịch Núi Bà Đen hút khách tham quan, Công ty khai thác dịch vụ báo lãi -
Ba ông lớn viễn thông, xăng dầu, hóa chất bắt tay hợp tác toàn diện
Ông có thể cho biết quá trình thành lập và khẳng định vị thế thông qua sự hiện diện của Tập đoàn MHI tại Việt Nam?
Chúng tôi thành lập văn phòng đại diện tại TP.HCM vào năm 1994, chủ yếu để phát triển dịch vụ bán hàng với các sản phẩm máy móc công nghiệp như động cơ diesel, máy in và hệ thống điều hòa không khí.
Năm 1998, Công ty MHI Service Việt Nam (MHISV) được thành lập tại tỉnh Đồng Nai để cung cấp dịch vụ hậu mãi cho các máy phát điện diesel và bán phụ tùng máy móc. Sau đó, MHISV được sáp nhập vào một công ty khác của Tập đoàn MHI là MHI Engine System Vietnam (MHIES-V) với mục tiêu mở rộng hoạt động kinh doanh.
![]() |
Ông Jun Shirota, Trưởng đại diện Mitsubishi Heavy Industries Việt Nam. |
Song hành cùng sự phát triển của kinh tế Việt Nam, Tập đoàn MHI đã mở rộng quy mô vận hành và lĩnh vực hoạt động tại thị trường này. Năm 2006, Tập đoàn MHI thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội để khai thác các tiềm năng, với các dự án lớn về cải tiến hạ tầng xã hội như xây dựng nhà máy điện và hệ thống tàu điện ngầm. Qua nhiều năm, Tập đoàn MHI đã hoàn thành nhiều dự án trọng điểm liên quan đến lĩnh vực sản xuất điện năng cũng như sản xuất xi măng.
Năm 2007, chúng tôi thành lập Công ty TNHH MHI Aerospace Vietnam (MHIVA), cơ sở sản xuất cho lĩnh vực hàng không đầu tiên của Tập đoàn MHI ở châu Á ngoài Nhật Bản. MHIVA chịu trách nhiệm sản xuất, sửa chữa và thay mới các phụ tùng cho máy bay thương mại, đóng góp vào nhiều dự án máy bay thương mại quy mô lớn của Tập đoàn.
Được biết, ngoài Nhật Bản, châu Á - Thái Bình Dương là thị trường lớn thứ hai của Tập đoàn MHI trên toàn cầu. Ông đánh giá như thế nào về vai trò của thị trường Việt Nam trong sự phát triển chung của Tập đoàn MHI?
Với hơn 500 nhân viên, các công ty của MHI tại Việt Nam hiện đang đóng góp khoảng 5% tổng doanh số của Tập đoàn MHI tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dựa vào đó, Tập đoàn MHI đánh giá, Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm và nắm giữ nhiều tiềm năng phát triển. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
Chúng tôi dự đoán, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh và nhìn thấy các cơ hội để Tập đoàn MHI có thể đóng góp vào sự phát triển bền vững của thị trường này thông qua việc cung cấp các giải pháp công nghiệp đa ngành, đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng và cải thiện cuộc sống của người dân Việt Nam. Tập đoàn MHI có chuyên môn và giải pháp trong nhiều lĩnh vực để đồng hành cùng lộ trình phát triển của Việt Nam.
Những giải pháp đó là gì, thưa ông?
Ở bước tiến tiếp theo, Tập đoàn MHI muốn tập trung vào ba lĩnh đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam, đó là: khu công nghiệp, hạ tầng đô thị và sân bay.
Cùng với đó, 70% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết sẽ mở rộng hoạt động trong tương lai, tăng gần 3% so với năm 2016.
Các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá, môi trường đầu tư tại Việt Nam thuận lợi với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế duy trì khá cao, tình hình chính trị, xã hội ổn định và giá nhân công rẻ.
Trong lĩnh vực khu công nghiệp, Tập đoàn MHI sẽ củng cố vị thế của Việt Nam như một trung tâm sản xuất chi phí thấp, bằng cách giúp các khu công nghiệp trở nên thông minh hơn, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường, thông qua các giải pháp như: Gói giải pháp tiết kiệm năng lượng (Energy Saving Solutions), giải pháp toàn diện giúp giảm chi phí năng lượng và cải thiện sự uy tín ở cấp độ từng nhà máy.
Chúng tôi cũng muốn giúp Việt Nam giải quyết những khó khăn trong quá trình đô thị hóa thông qua Gói giải pháp phát triển đô thị toàn diện (Urban Development Total Package). Bằng cách này, chúng tôi hy vọng có thể giúp Việt Nam giải quyết những vấn đề về giao thông và xử lý chất thải.
Cuối cùng, Tập đoàn MHI muốn giúp Việt Nam phát triển hạ tầng sân bay với nhiều sản phẩm như: Gói sân bay toàn diện (Airport Total Package), hệ thống vận chuyển hành khách tự động (Automated People Mover - APM)…
Việc thành lập hai công ty thành viên là MHIVA và MHIES-V còn có ý nghĩa nào khác không, thưa ông?
Với việc thành lập MHIVA và MHIES-V, Tập đoàn MHI muốn tạo cơ hội việc làm, phát triển sự nghiệp và hỗ trợ cho niềm đam mê của các kỹ sư trẻ tài năng tại Việt Nam. Chúng tôi luôn mong muốn có thể truyền cảm hứng đến họ và góp phần vào sự phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam.
Thị trường Việt Nam được xác định là một bước tiến chiến lược trong hoạt động của Tập đoàn MHI tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cụ thể, Công ty MHIVA đã góp phần giúp Tập đoàn MHI thành lập và duy trì chuỗi cung ứng hiệu quả để củng cố năng lực cạnh tranh so với những đối thủ khác.
Thêm vào đó, với sức tăng trưởng và phát triển ổn định của Việt Nam, các ngành công nghiệp địa phương, như sản xuất điện năng và các ngành sản xuất nói chung, có nhu cầu rất lớn trong việc nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh và dịch vụ. Công ty
MHIES-V hoàn toàn có khả năng hỗ trợ, đưa ra các sáng kiến để đáp ứng cho nhu cầu của các ngành.
Bên cạnh hiệu quả kinh doanh, Tập đoàn MHI đã thực hiện trách nhiệm xã hội và đóng góp cho cộng đồng như thế nào?
Tập đoàn MHI luôn nhìn nhận, trách nhiệm xã hội là một phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, chúng tôi luôn hướng tới việc đóng góp cho sự phát triển của xã hội trong những lĩnh vực mà chúng tôi hoạt động.
Tại Việt Nam, một trong những sáng kiến chính của Tập đoàn MHI là mang đến học bổng hỗ trợ cho sinh viên ưu tú Việt Nam với mong muốn có thể giúp phát triển nhân tài bản địa. Chúng tôi đã hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong dự án này để mỗi năm trao 5 học bổng cho các sinh viên. Sinh viên được chọn sẽ có cơ hội được học tập tại Nhật Bản và sau đó sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm khi được thực tập tại công ty.
Bên cạnh đó, Tập đoàn MHI cũng mong muốn đóng góp cho xã hội thông qua những dự án mà chúng tôi đang thực hiện. Đơn cử, năm 2015, Tập đoàn MHI phối hợp với Bộ Giao thông - Vận tải tiến hành một dự án thí điểm giải pháp tích hợp cho các công nghệ thu phí điện tử (ETC) để giúp các tài xế tại Việt Nam có trải nghiệm lái xe thoải mái hơn, đồng thời cải thiện giao thông, giảm thiểu tai nạn và khí thải từ các phương tiện tham gia giao thông.
![](https://media.baodautu.vn/thumb_x235x140/Images/manhcuong/2016/12/18/mhi---doi-tac-tin-cay-cua-nganh-cong-nghiep-o-to-va-thiet-bi-gia-dung-viet-nam1482075175.jpg)
-
Diana Unicharm đi trước người tiêu dùng “nửa bước” -
Chủ động ứng phó trước diễn biến căng thẳng thương mại tại châu Âu - châu Mỹ -
Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đề xuất việc làm ngay để có 8% tăng trưởng -
Chi phí quản lý doanh nghiệp “bào mòn” lợi nhuận của Gỗ An Cường -
Enfarm - Công nghệ AI cho nông nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới -
Xuất khẩu nhôm, thép Việt Nam sẽ ra sao khi Mỹ áp thuế 25% -
Khu du lịch Núi Bà Đen hút khách tham quan, Công ty khai thác dịch vụ báo lãi
-
Tháng 1 năm 2025, TKV sản xuất gần 3 triệu tấn than
-
Cơ hội nào cho các công ty bảo hiểm nhân thọ "made in Vietnam"?
-
EVNGENCO1 đã đảm bảo sản xuất điện an toàn, ổn định trước, trong và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
VietinBank triển khai loạt ưu đãi với Gói sản phẩm kiều hối
-
Petrolimex Aviation kickoff dự án ISCC
-
Acecook Happiness Concert - Hành trình 9 năm lan tỏa hạnh phúc qua âm nhạc