-
Khu du lịch sinh thái Nam Ô được điều chỉnh cục bộ quy hoạch 1/500 -
Nhà đầu tư phải cam kết gì nếu áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt -
TP.HCM dự kiến đầu tư 17.391 tỷ đồng mở rộng khu công nghệ cao -
Quảng Nam yêu cầu rà soát toàn bộ pháp lý Khu du lịch biển Lê Phan -
Biến số và động lực trong tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Giải ngân vốn đầu tư công thấp: Chủ tịch Quảng Ngãi yêu cầu chủ đầu tư giải trình
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Eric Jones cho biết, OPIC là cơ quan quản lý tài chính thuộc Chính quyền liên bang Hoa Kỳ với nhiệm vụ huy động nguồn vốn tư nhân nhằm giải quyết các vấn đề phát triển về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
OPIC thường xuyên tiếp xúc và làm việc với khu vực kinh doanh tư nhân Hoa Kỳ và hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh tại các thị trường đang phát triển, tạo việc làm tại Hoa Kỳ và ở nước ngoài, mang tới cho các nhà đầu tư hỗ trợ về tài chính, bảo hiểm rủi ro chính trị và hỗ trợ các quỹ đầu tư cổ phần tư nhân.
Các khoản vay hoặc phần góp bảo đảm đầu tư của OPIC thường từ 350 nghìn USD đến 250 triệu USD. Đối với những dự án tốt, yêu cầu mức tham gia cao hơn, OPIC có thể kết hợp với các quỹ đầu tư hoặc các tổ chức cho vay tài chính để huy động thêm nguồn lực.
Nhấn mạnh đến vai trò của OPIC trong chính sách hướng ngoại của Hoa Kỳ, ông Eric Jones cam kết OPIC sẽ dành khoảng 1 tỷ USD trong năm 2019 cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
“Việt Nam đang ngày càng có vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực, do đó OPIC dành sự quan tâm đặc biệt đến Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á”, ông Eric Jones chia sẻ.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng hoan nghênh OPIC đã coi Việt Nam là điểm đến ưu tiên, đồng thời tin tưởng, các hỗ trợ của OPIC sẽ như một chất xúc tác thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ hơn từ Hoa Kỳ vào Việt Nam trong thời gian tới.
Chia sẻ về tình hình phát phát triển kinh tế - xã hội, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cho biết, Việt Nam nằm trong số ít các nước duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong thời gian dài. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện theo hướng lành mạnh, minh bạch và thông thoáng. Việt Nam đang thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược là cải cách thể chế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung và tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng, ngân hàng.
Trên cơ sở đó, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng mong muốn OPIC sẽ là cầu nối đưa thông tin về cơ hội và tiềm năng đầu tư tại Việt Nam đến các doanh nghiệp và quỹ đầu tư tại Hoa Kỳ. Đồng thời, hỗ trợ Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác xúc tiến đầu tư tại Việt Nam và Hoa Kỳ trong thời gian tới.
-
Biến số và động lực trong tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Giải ngân vốn đầu tư công thấp: Chủ tịch Quảng Ngãi yêu cầu chủ đầu tư giải trình -
Lộ lý do dừng thẩm định Dự án metro số 5, Ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn -
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình So -
Ninh Thuận “mạnh tay” với dự án chậm tiến độ -
Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm -
Bộ Giao thông Vận tải lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng