
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
Theo tài liệu trình đại hội đồng cổ đông thường niên vừa công bố, Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long đặt mục tiêu doanh thu thuần năm nay đạt 3.800 tỷ đồng, tăng 9,77% so với kết quả năm trước và giảm 5% so với kế hoạch năm trước. Ban lãnh đạo kỳ vọng lợi nhuận sau thuế tăng 6,69% lên 380 tỷ đồng, nhưng đây chưa phải là mức cao nhất trong lịch sử hoạt động bởi công ty từng ghi nhận lãi sau thuế 400 tỷ đồng vào năm 2022.
Hội đồng quản trị công ty cũng trình cổ đông kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) nếu doanh thu thuần hợp nhất đạt hơn 4.000 tỷ đồng. Theo ban lãnh đạo, việc phát hành nhằm tạo động lực để người lao động nâng cao hiệu quả làm việc, thu hút và giữ chân nhân tài để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cũng như gắn một phần thu nhập của người lao động với lợi ích của cổ đông. Theo kế hoạch, công ty sẽ phát hành hơn 78,59 triệu cổ phiếu, tức 1% tổng số cổ phiếu đang lưu hành với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu phát hành bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 2 năm.
Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, ban lãnh đạo dự kiến trích 10% lợi nhuận sau thuế cho quỹ khen thưởng phúc lợi. Tỷ lệ cổ tức cho năm nay dự kiến là 35% trên mệnh giá, tức 3.500 đồng.
Năm 2023, công ty cũng trả cổ tức 35% mệnh giá, trong đó 25% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu. Tổng số tiền dành để trả cổ tức là 273 tỷ đồng. Hiện công ty đã tạm ứng cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 15%.
Chia sẻ về kết quả kinh doanh năm ngoái, ban lãnh đạo Thiên Long cho biết đó là năm đầy khó khăn và thách thức, đặc biệt với hoạt động kinh doanh nội địa do xu hướng cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Kết quả là doanh thu thuần hợp nhất chỉ hoàn thành 87% kế hoạch (tương đương 3.462 tỷ đồng) và lợi nhuận hoàn thành 90% kế hoạch (tương đương 359 tỷ đồng).
Công ty đánh giá thị trường văn phòng phẩm chứng kiến sự thâm nhập và cạnh tranh từ nhiều đối thủ ngoại. Điểm sáng của hệ thống phân phối nội địa năm ngoái là sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Đối với kênh xuất khẩu, công ty tiếp tục đẩy mạnh đưa hàng ra thị trường quốc tế. và ghi nhận doanh thu tăng trưởng 35% so với cùng kỳ. Động lực tăng trưởng chính đến từ những thị trường truyền thống ở khu vực Đông Nam Á như Malaysia (tăng 75%), Myanmar (tăng 71%), Thái Lan (tăng 55%)
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu TLG hiện giao dịch ở vùng giá 49.500 đồng, tăng 1% so với phiên trước. Vốn hoá thị trường của công ty đạt 3.890 tỷ đồng.
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng -
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower