-
Hơn 5.556 tỷ đồng giải phóng mặt bằng mở rộng Quốc lộ 91 -
Trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp quy mô lớn nhất Cần Thơ -
Gia Lai kiên quyết thu hồi các dự án quá thời hạn -
Bình Định: Hai dự án chậm tiến độ sẽ hoàn thành trong năm 2025 -
TP.HCM mời gọi đầu tư 535 dự án vào TP. Thủ Đức, tổng vốn 800.000 tỷ đồng -
Tháng đầu năm 2025, hơn 4,33 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam
Thủ tướng đến thăm cơ sở Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc ngày 12/9 |
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 542/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng thành các trung tâm đào tạo, nghiên cứu uy tín trong nước và khu vực.
Thông báo nêu rõ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng có vai trò trọng yếu trong hệ thống giáo dục và đào tạo, cần phải đi tiên phong trong đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục đại học góp phần đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho đất nước; góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Để tương xứng với vị trí và vai trò nêu trên, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương sẽ tiếp tục tạo điều kiện, ưu tiên phát triển ba đại học này thành các trung tâm đào tạo, nghiên cứu uy tín trong nước và khu vực, được vào bảng xếp hạng các trường đại học của thế giới.
Chính phủ sẽ tập trung đầu tư phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng thành ba đô thị đại học chất lượng cao của quốc gia tại ba miền Bắc, Trung, Nam. Cùng với ba đại học này, trong các đô thị đại học còn có các trường đại học có năng lực hợp tác quốc tế, các trường cần di dời ra khỏi các vùng nội đô; các trường đại học của các nhà đầu tư nước ngoài hoặc phân hiệu của các đại học nước ngoài; các trường đại học hình thành trên cơ sở hợp tác quốc tế.
Thủ tướng đã đồng ý về chủ trương vay ODA khoảng 300 triệu USD từ tổ chức tài chính quốc tế để đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm, cấp bách cho ba khu đô thị đại học. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng và các cơ quan liên quan thống nhất, đề xuất phương án cụ thể theo yêu cầu cấp bách của từng trường, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn ba trường đại học trên xây dựng các Đề án phát triển, tái cấu trúc ba đại học này thành các đại học lớn mang tầm quốc tế, trong đó, xác định rõ sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu toàn diện về phát triển đào tạo, khoa học công nghệ, xếp hạng quốc tế, bảo đảm phù hợp với quy hoạch mạng lưới các trường đại học, đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn lực cho công tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Dương có các chính sách hỗ trợ thiết thực, cụ thể về vốn, đầu tư xây dựng một số công trình công cộng như ký túc xá, hệ thống xe buýt nội bộ, trung tâm thể dục thể thao… trong các đô thị đại học trên địa bàn quản lý.
Thủ tướng cũng đồng ý Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng được lập các dự án hợp tác công - tư (PPP) để xây dựng các công trình hạ tầng cần thiết trong khu đô thị đại học, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Về công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, Thủ tướng lưu ý ba trường cần rà soát lại ngay các quy hoạch, nhất là quy hoạch sử dụng đất để điều chỉnh, cập nhật quy hoạch phù hợp với mục tiêu phát triển và tình hình thực tế; tập trung nguồn lực để hoàn thành dứt điểm thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các địa phương và các cơ quan liên quan khẩn trương xem xét lại các phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư và xây dựng các công trình thiết yếu để đề xuất việc sử dụng nguồn dự phòng đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để hỗ trợ công việc này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đã Nẵng, Quảng Nam, Bình Dương chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các đại học trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư theo quy định của pháp luật.
-
TP.HCM mời gọi đầu tư 535 dự án vào TP. Thủ Đức, tổng vốn 800.000 tỷ đồng -
Tháng đầu năm 2025, hơn 4,33 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
Làm rõ phương án VEC vay vốn trái phiếu Chính phủ mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành -
Quảng Trị thống nhất ý tưởng Quy hoạch đô thị Cảng hàng không 3.400 ha -
Bình Định phê duyệt 2 dự án giao thông quan trọng kết nối với đường ven biển -
Đề xuất đầu tư 13.487 tỷ đồng cải thiện môi trường kênh Tàu Hũ - Bến Nghé giai đoạn 3
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/2 -
2 Đề xuất sửa đổi Luật Doanh nghiệp sẽ trình Chính phủ trong tháng 2/2025 có gì mới? -
3 Quốc hội sẽ không quản lý danh mục dự án đầu tư công -
4 Chi tiết cơ cấu tổ chức của Chính phủ sắp trình Quốc hội quyết định -
5 Bộ Xây dựng: Chung cư cũ và mới đua nhau tăng giá, có nơi tăng 50% sau một năm
- Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
- Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long