Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Telenor muốn góp cổ phần chi phối vào MobiFone
Bảo Bình - 24/09/2014 17:31
 
Doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Na Uy - Telenor rất quan tâm đến quá trình cổ phần hóa MobiFone, đồng thời muốn đóng góp cổ phần để có thể tham gia điều hành và giới thiệu dịch vụ đến thị trường Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Mô hình tổng công ty của MobiFone có gì mới?
Sếp MobiFone: Không vướng nợ nần là một lợi thế
Hé mở lộ trình "lột xác" MobiFone
Bàn giao MobiFone về Bộ Thông tin và Truyền thông

Chiều ngày 24/9, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng đã có buổi tiếp và làm việc với bà Siren Gjerme Eriksen, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Na Uy tại Việt Nam. Tại buổi tiếp này, Thứ trưởng cũng đã trao đổi với ông Arne Kjetil Lian, Phó chủ tịch phụ trách khu vực châu Á của Công ty Telenor về quá trình cổ phần hóa MobiFone.

  Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng (trái) tiếp và làm việc với bà Siren Gjerme Eriksen, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Na Uy tại Việt Nam  
  Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng (trái) tiếp và làm việc với bà Siren Gjerme Eriksen, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Na Uy tại Việt Nam  

Ông Arne Kjetil Lian cho biết, Telenor rất quan tâm đến tiến trình cổ phần hóa của MobiFone. Công ty muốn tham gia vào việc cổ phần hóa MobiFone cũng như góp cổ phần chi phối, nhằm tham gia điều hành và giới thiệu các dịch vụ viễn thông tại thị trường Việt Nam. Ông Arne Kjetil Lian nói, Telenor đã có nhiều kinh nghiệm và am hiểu về thị trường viễn thông Việt Nam cũng như các thị trường viễn thông châu Á.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết, ngay từ năm 2006, chính phủ Việt Nam đã có chủ trương cổ phần hóa MobiFone và đã mời các công ty tư vấn đánh giá doanh nghiệp cũng như lên kế hoạch cho tiến trình này. Tuy nhiên, có một số lý do tác động đến quá trình cổ phần hóa MobiFone, như vào thời điểm năm 2007 đang xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Ngoài ra, Việt Nam muốn tái cơ cấu lại thị trường viễn thông để tăng tính cạnh tranh, cũng như muốn các doanh nghiệp được cấp phép, cấp băng tần triển khai công nghệ 3G, để tạo thuận lợi hơn cho việc cổ phần hóa.

Hiện tại, thị trường viễn thông Việt Nam đã có tính cạnh tranh rất cao, MobiFone cũng vừa chính thức tách ra khỏi tập đoàn VNPT và Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đang xem xét cấp phép 4G. Các điều kiện này được đánh giá là thuận lợi cho việc cổ phần hóa MobiFone. Theo quy định, đến cuối năm nay, đề án cổ phần hóa MobiFone sẽ được trình lên Thủ tướng chính phủ.

Thứ trưởng cho biết, Việt Nam sẽ thực hiện đúng cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức viễn thông khác khi cổ phần hóa doanh nghiệp. Theo đó, mức cổ phần tối đa mà một doanh nghiệp nước ngoài có thể sở hữu trong một doanh nghiệp Việt Nam là 49%.

Thứ trưởng rất hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài như Telenor hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam. “Telenor là hãng viễn thông lớn trên thế giới và có nhiều kinh nghiệm, vì thế chúng tôi mong muốn Telenor sẽ chia sẻ kinh nghiệm tái cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp tại Việt Nam”, Thứ trưởng Lê Nam Thắng nói.

MobiFone phiên bản 2 MobiFone phiên bản 2

() Thay tướng, thành lập tổng công ty, trình phương án cổ phần hóa trong quý IV/2014… là những việc đại sự tại MobiFone trong thời điểm nhạy cảm này. Một MobiFone phiên bản 2 có còn đáng gờm khi là “con đẻ” của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư