-
Vingroup phát động chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh” nhằm giảm ô nhiễm không khí -
Phân cấp thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường -
Cơ hội để ngành điện giảm phát thải nhanh, tiết kiệm mà vẫn cung cấp điện ổn định -
Ban hành bộ chỉ số kiểm soát ô nhiễm biển -
Băng tan ở Nam Cực có thể "đánh thức" các ngọn núi lửa ngầm -
Hàng không Việt: Cần lực đỡ để theo đuổi chương trình nhiên liệu xanh
Bài học từ châu Âu
Ngày 3/7/2021, lệnh cấm sử dụng nhựa một lần chính thức có hiệu lực tại Liên minh châu Âu (EU). Theo đó, lệnh cấm ngay lập tức được áp dụng với việc sản xuất tăm bông bằng nhựa, dao, thìa, dĩa, ống hút nhựa… Lệnh cấm cũng áp dụng cho các sản phẩm nhựa phân hủy OXO, mà theo EU sẽ phân hủy thành vi nhựa gây hại cho môi trường. Bên cạnh đó, châu Âu cũng triển khai thực hiện các chiến lược quản lý rác thải nhựa, tái chế phù hợp và tìm kiếm các giải pháp thay thế bền vững cho sản phẩm nhựa dùng một lần với giá cả phải chăng.
Trước đó, nhiều quốc gia trong EU đã thực hiện các chương trình quản lý, giảm thiểu rác thải nhựa từ phần đầu của dòng đời sản phẩm (sản xuất, đóng gói) đến phần cuối thông qua thu hồi, tái chế, tái sử dụng.
Nhận thức được vai trò trong giải quyết cuộc khủng hoảng chất thải nhựa toàn cầu, Việt Nam đã cam kết hành động mạnh mẽ thực hiện giảm thiểu, quản lý rác thải nhựa thông qua hàng loạt đề án, chỉ thị.
Mới đây nhất, Quyết định số 1316/QĐ-TTg được ban hành tháng 8/2021 được coi là nỗ lực và cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc giảm thiểu rác thải nhựa với một trong những giải pháp chính được đề ra đó là thúc đẩy sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường.
Việc các quốc gia trên thế giới cùng cam kết hành động mạnh mẽ để giải quyết vấn đề rác thải nhựa toàn cầu được cho là sẽ tạo ra thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp nhựa truyền thống, nhưng đó đồng thời là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kịp thời chuyển mình theo xu thế “xanh”.
Động lực cho doanh nghiệp Việt
Nhiều năm qua, việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường đã manh nha xuất hiện tại Việt Nam. Nhiều sản phẩm, phát minh mới ra đời như ống hút tre, ống hút bột gỗ, túi làm từ tinh bột ngô, hộp bã mía… đã nhận được sự phản hồi tích cực từ cộng đồng.
Tuy nhiên, thực tế các sản phẩm thân thiện môi trường chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam do không thể cạnh tranh về giá đối với các loại hộp xốp, túi ni lông khó phân hủy giá rẻ trên thị trường. Khó khăn thứ hai mà nhà sản xuất gặp phải đó là việc nhập khẩu nguyên liệu và phụ thuộc nguồn cung từ đối tác nước ngoài trong khi chi phí vận chuyển logistics tăng cao, nguy cơ đứt gãy nguồn cung tiềm ẩn do ảnh hưởng đại dịch Covid-19.
Để giải quyết bài toán về giá thành và đầu vào nguyên liệu sản phẩm xanh, An Phát Holdings (APH) – Tập đoàn Nhựa quy mô lớn hàng đầu Việt Nam đã xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu xanh đầu tiên tại Đông Nam Á. Đây là nhà máy sản xuất chất dẻo sinh học phân huỷ hoàn toàn PBAT có tổng số vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD với công suất lên tới 30.000 tấn/năm, dự kiến sẽ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất trong nước, giúp doanh nghiệp nắm quyền chủ động về nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm và phục vụ xuất khẩu.
An Phát Holdings tiên phong xây dựng nhà máy nguyên liệu xanh đầu tiên tại Đông Nam Á |
Bất chấp ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, An Phát Holdings vẫn liên tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy. Theo đại diện của An Phát Holdings, việc xây dựng nhà máy nguyên liệu xanh là bước đi chiến lược giúp An Phát Holdings tăng trưởng bền vững trong ít nhất 20 năm tới, đặc biệt khi ngành công nghiệp nhựa thế giới đang chuyển dịch nhanh chóng sang sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường.
Công nghệ cũng là một trong những thế mạnh của An Phát Holdings trong sản xuất nguyên liệu xanh khi Tập đoàn này sở hữu công nghệ sản xuất độc quyền từ Đức, công thức sản xuất được nghiên cứu bởi các chuyên gia đầu ngành về nhựa phân hủy sinh học tại Hàn Quốc. Mới đây, An Phát Holdings đã tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ cho 2 sáng chế nguyên liệu xanh là PBAT và PBS, từ đó trở thành đơn vị độc quyền sở hữu công nghệ điều chế, sản xuất PBAT và PBS tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, An Phát Holdings cũng vừa công bố hợp tác với Tập đoàn Technip Energies để xây dựng nhà máy nguyên liệu xanh 100 triệu USD của mình. Được biết, nhà thầu hàng đầu thế giới này sẽ đảm nhận thiết kế tổng thể nhà máy của An Phát Holdings.
Dự kiến, nhà máy sản xuất chất dẻo sinh học phân hủy hoàn toàn PBAT sẽ khởi công đầu năm 2022, xây dựng trong vòng 18 - 24 tháng và sẵn sàng đi vào hoạt động đầu năm 2024. Dự án được kỳ vọng sẽ không chỉ đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường trong nước mà còn góp phần đưa tên Việt Nam vào bản đồ các nhà sản xuất nguyên liệu xanh thế giới.
-
Nông dân “thở phào” với chính sách vay vốn mới -
Băng tan ở Nam Cực có thể "đánh thức" các ngọn núi lửa ngầm -
Hàng không Việt: Cần lực đỡ để theo đuổi chương trình nhiên liệu xanh -
Thêm công cụ tài chính để doanh nghiệp chuyển đổi xanh, phát triển bền vững -
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải tăng tốc, bứt phá trong năm 2025 -
Hãng bay Việt Nam đầu tiên sử dụng nhiên liệu “xanh” trên các chuyến bay từ châu Âu -
Các sản phẩm điện - điện tử phải tái chế từ 1/1/2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả