
-
Thực hiện thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với Myanmar, Philippines theo RCEP
-
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn đầu tư vào năng lượng, hạ tầng
-
“Đốt tiền” quảng cáo không còn là chiến lược hiệu quả
-
Án Độ rà soát lệnh áp thuế trợ cấp ống thép hàn không gỉ của Việt Nam
-
11 tháng năm 2023, TKV đạt doanh thu 153.000 tỷ đồng, lợi nhuận 4.500 tỷ đồng -
Tàu bay mang biểu tượng du lịch TP.HCM đáp xuống Điện Biên
Đi tiên phong
Tại Việt Nam, mỗi năm các doanh nghiệp phải bỏ ra hàng tỷ USD để nhập khẩu linh phụ kiện, khiến chi phí sản xuất trong nước cao hơn từ 10 - 20% so với khu vực, sản xuất bị động, tỷ lệ nội địa hóa thấp. Do đó, nhiều doanh nghiệp có xu hướng tìm kiếm nhà cung ứng đủ mạnh để chủ động nguồn linh kiện, gia tăng hàm lượng sản xuất trong nước theo chủ trương của Chính phủ.
Máy phun foarm tại Nhà máy làm ghế của THACO AUTO |
Với vai trò là động lực trực tiếp góp phần tạo ra giá trị cho các ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp hỗ trợ những năm qua đã được Chính phủ khuyến khích phát triển bằng nhiều cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, năng lực của các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, sản lượng thấp, sản phẩm chưa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Để phát triển tương xứng với vai trò và tiềm năng của mình, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cần có những doanh nghiệp tiên phong, đóng vai trò dẫn dắt.
Một trong những điểm sáng về phát triển công nghiệp hỗ trợ có thể kể đến là tập đoàn THACO AUTO (thuộc THACO Group). Sau gần 20 năm đầu tư, doanh nghiệp này đã tạo nên sự chuyển mình tích cực cho chính mình và ngành công nghiệp hỗ trợ của đất nước, vừa gia tăng giá trị sản xuất trong nước và tỷ lệ nội địa hóa, vừa đẩy mạnh xuất khẩu linh kiện phụ tùng.
Từ thực tiễn hoạt động sản xuất lắp ráp ô tô, đặc biệt là yêu cầu về nguồn linh kiện, gần 20 năm trước, THACO AUTO đã xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ với quy mô lớn, đầu tư Khu công nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng lớn nhất Việt Nam tại Quảng Nam, hướng tới mục tiêu kép: gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, xuất khẩu ô tô và linh kiện phụ tùng.
Mấy dập 3.200 tấn |
Đây là hướng đi phù hợp để phát triển công nghiệp hỗ trợ một cách quy mô, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất linh phụ kiện ô tô, cơ khí cùng nhiều lĩnh vực khác. Điều này lý giải vì sao THACO AUTO thành công với hai “làn sóng ngược” là xuất khẩu ô tô trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp chuyển sang nhập khẩu; đồng thời xuất khẩu linh kiện phụ tùng. Hàng loạt sản phẩm linh phụ kiện của doanh nghiệp đã được xuất sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Ý, Nga, Campuchia, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan... Đặc biệt, năm 2021, THACO AUTO đã triển khai nhiều dự án xuất khẩu sang các thị trường mới như Mỹ, Canada, Úc.
Ngoài ra, doanh nghiệp đã liên doanh, liên kết với các nhà sản xuất trong và ngoài nước có công nghệ phù hợp để tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế; sản xuất và cung ứng linh kiện OEM. Với cách làm này, THACO AUTO vừa là nhà cung ứng, vừa là nhà xuất khẩu.
Muốn cung ứng sản phẩm cho doanh nghiệp FDI và cạnh tranh với các doanh nghiệp phụ trợ nước ngoài buộc sản phẩm phải có chất lượng và giá thành tốt. Do đó, việc đầu tư công nghệ rất quan trọng. Đây cũng là giải pháp được THACO AUTO ưu tiên hàng đầu. Riêng năm 2021, doanh nghiệp đã đầu tư các công nghệ mới với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng, bao gồm nâng cấp công nghệ ép phun nhựa, thổi nhựa với các máy ép từ 100 - 2000 tấn, máy thổi nhựa 2500ml và 10 - 30l, đầu tư công nghệ định hình nhiệt khuôn kín SMC, máy ép thuỷ lực 400 tấn...; đồng thời xây dựng hệ thống sản xuất trên nền tảng số hóa.
Mở rộng thị trường: từng bước chắc chắn
Việc đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ đã đem đến những thành công nhất định khi đến nay, THACO AUTO đã chủ động trong sản xuất lắp ráp ô tô, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa (các dòng xe do doanh nghiệp sản xuất hiện có tỷ lệ nội địa hóa từ 20 - 60%, cao nhất Việt Nam hiện nay); đồng thời tạo tiền đề để phát triển các lĩnh vực như cơ khí, nông nghiệp và các ngành nghề khác. Quá trình đầu tư của THACO AUTO đã góp phần gia tăng giá trị sản xuất trong nước, từng bước giảm nhập siêu, cân bằng cán cân thương mại.
![]() |
Nhà máy dây điện của THACO AUTO |
Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam với mục tiêu phục vụ thị trường trong nước, xuất khẩu sang khu vực từng bước được hiện thực hóa. Là đối tác sản xuất, lắp ráp ô tô của các thương hiệu quốc tế, THACO AUTO nắm rõ yêu cầu, quy trình sản xuất linh kiện theo tiêu chuẩn toàn cầu, trên cơ sở đó xây dựng lộ trình nội địa hóa phù hợp với tiêu chuẩn của các hãng xe. THACO AUTO đã cung ứng linh kiện (kính xe tải, xe bus, cản xe, nhíp, tappi sàn, la phông trần, sơn linh kiện nhựa xe máy…) theo hình thức OEM cho nhiều hãng ô tô và xe máy tại Việt Nam.
Dự kiến năm 2021, doanh thu linh kiện phụ tùng trong nước của THACO AUTO tăng gấp 3 lần so với năm 2020.
Năm 2021, THACO AUTO đặt mục tiêu gia tăng doanh thu xuất khẩu linh kiện phụ tùng dự kiến 25 triệu USD; đồng thời mở rộng chủng loại, xuất khẩu thêm nhiều sản phẩm mới như kính xe bus, ốp thông gió xe bán tải, thùng tải lửng, nắp che bồn CNG… sang Hàn Quốc, Úc, Lào.

-
Cảng Quốc tế Long An tiếp tục hướng tới phát triển cảng bền vững -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn đầu tư vào năng lượng, hạ tầng -
Tập trung kích cầu để hỗ trợ doanh nghiệp -
“Đốt tiền” quảng cáo không còn là chiến lược hiệu quả -
Án Độ rà soát lệnh áp thuế trợ cấp ống thép hàn không gỉ của Việt Nam -
11 tháng năm 2023, TKV đạt doanh thu 153.000 tỷ đồng, lợi nhuận 4.500 tỷ đồng -
Vietjet và Novus Aviation Captial ký kết thoả thuận tài chính tàu bay và hợp tác phát triển nhiên liệu hàng không bền vững
-
Nutifood chính thức ký kết tài trợ Cầu đi bộ qua Sông Sài Gòn
-
Giải golf ngành nhôm - kính - cửa toàn quốc năm 2023 thành công rực rỡ
-
EVN NPT tìm kiếm gần 5.000 tỷ đồng cho 13 dự án truyền tải điện
-
Nutifood ký thỏa thuận tài trợ TP.HCM 1.000 tỷ đồng xây cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
-
Công ty cơ khí Duy Khanh khánh thành nhà máy tại Khu công nghệ cao TP.HCM
-
Vietjet khai trương đường bay thẳng Thượng Hải - TP.HCM