-
Nhiều doanh nghiệp đến Đồng Nai đề xuất đầu tư khu công nghiệp -
Phân cấp cho địa phương thực hiện mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ -
Tây Ninh: Tốc độ tăng trưởng GRDP xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố -
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An đạt khoảng 8,3% trong năm 2024
Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Trần Thị Bích Hằng cùng lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tham quan gian trưng bày của Sở tại Techfest vùng đồng bằng sông Hồng 2023 |
Nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ
Đề án Phát triển Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu “Xây dựng, phát triển nền KH&CN tỉnh Thái Bình tiên tiến, hiện đại; sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển khá, đến năm 2030 theo kịp nhóm dẫn đầu và đến năm 2045 là tỉnh phát triển trong khu vực đồng bằng sông Hồng”.
Bám sát các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, đồng thời, với sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, huyện, thành phố, KH&CN tỉnh Thái Bình đã tạo nhiều dấu ấn nổi bật, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua.
Để phục vụ công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KH&CN, toàn tỉnh có trên 30 phòng thí nghiệm, thử nghiệm chuyên ngành, 7 phòng thử nghiệm chuẩn quốc gia VILAS, 6 phòng thử nghiệm chuẩn LAS.
Trên lĩnh vực y - dược, Thái Bình đã có 2 labo xét nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 15189 cùng nhiều thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu, khám, chữa bệnh như labo y sinh học phân tử, sắc ký lỏng cao áp, hoá phát quang miễn dịch, siêu âm màu, X-quang tăng sáng truyền hình, máy chụp cắt lớp vi tính, máy điện não đồ 64 kênh, thiết bị mổ nội soi ổ bụng và sản khoa, máy mổ phaco lạnh, máy tán sỏi ngoài cơ thể, cơ sở chạy thận nhân tạo… Đồng thời, đầu tư hoàn thiện quy trình chẩn đoán, phẫu thuật, truyền hóa chất và xạ trị điều trị một số bệnh ung thư tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Sở Khoa học và Công nghệ đang triển khai Dự án Khu thực nghiệm sinh học công nghệ cao tỉnh Thái Bình tại xã Minh Quang (huyện Vũ Thư), tổng mức đầu tư hơn 70 tỷ đồng, nhằm tiếp tục phát triển hạ tầng và đổi mới sáng tạo ngành KH&CN.
Việc đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu, sản xuất trong doanh nghiệp được quan tâm, điển hình như Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed đã đầu tư cơ sở vật chất cho nghiên cứu, chọn tạo khảo nghiệm, sản xuất, chế biến hạt giống hiện đại.
Ứng dụng đồng bộ khoa học công nghệ vào các lĩnh vực
Chỉ trong 3 năm 2021-2023, toàn tỉnh đã triển khai 99 nhiệm vụ KH&CN phục vụ các định hướng trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân.
Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành đã khảo nghiệm, tuyển chọn trên 200 giống cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, đưa vào sản xuất. Ứng dụng tiến bộ KH&CN, phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã và đang được xây dựng, phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững.
Trong chăn nuôi, đã xây dựng nhiều mô hình ứng dụng KH&CN cơ cấu lại giống vật nuôi góp phần hạn chế dịch bệnh, đưa tỷ trọng chăn nuôi ngày một tăng trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Nhiều mô hình được nông dân trong vùng đánh giá cao về hiệu quả kinh tế và môi trường như mô hình chăn nuôi sử dụng chế phẩm vi sinh làm đệm lót sinh học xử lý chất thải, mô hình đưa các giống gia súc, gia cầm mới, giống lai vào sản xuất, mô hình chăn nuôi áp dụng quy trình ATSH, VietGAHP, an toàn dịch bệnh.
Trong xây dựng nông thôn mới, nhờ áp dụng công nghệ số, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP được lan toả, tiếp cận nhanh hơn đến người tiêu dùng. Doanh số bán hàng tăng từ 20% - 30%; trong đó, doanh thu bán hàng qua giao dịch điện tử chiếm khoảng 30%, tạo nên những tín hiệu tích cực, trở thành động lực phát triển sức sản xuất trong nông thôn mới. Đến nay, toàn tỉnh đã có 112 sản phẩm OCOP (48 sản phẩm 4 sao, 64 sản phẩm 3 sao) với 67 cơ sở sản xuất của 8 huyện, thành phố có sản phẩm OCOP.
Các làng nghề ứng dụng KH&CN tạo hiệu quả kinh tế cao, tạo doanh thu hàng ngàn tỷ đồng; TP. Thái Bình, huyện Hưng Hà và Đông Hưng là những địa phương có nhiều doanh nghiệp phát triển trong làng nghề.
Trong lĩnh vực y tế, khoa học công nghệ đã có những đóng góp tích cực trong việc chăm sóc, sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Với sự trợ giúp của các trang thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại, nhiều kỹ thuật mới đã được ứng dụng, qua đó nâng cao năng lực khám chữa bệnh, chẩn đoán và điều trị. Hiện tại, 100% cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện đã triển khai việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng thẻ CCCD gắn chip.
Hỗ trợ, đồng hành với các doanh nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ Thái Bình đã tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới, sử dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nguyên nhiên liệu, tạo giá trị kinh tế cao. Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Tăng cường các hoạt động quảng bá thương hiệu, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng phát triển thương hiệu.
Với mục tiêu trên 90% các sản phẩm KH&CN, sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lục của tỉnh được giới thiệu, quảng bá và giao dịch, đầu năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ Thái Bình đã khai trương trưng bày, giới thiệu, giao dịch sản phẩm OCOP, sản phẩm khoa học công nghệ và sản phẩm chủ lực tại Sàn Giao dịch công nghệ và thiết bị Thái Bình. Đây là mô hình sàn giao dịch công nghệ và thiết bị đầu tiên trên toàn quốc có gắn với sản phẩm khoa học công nghệ, sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực của tỉnh. Đã có trên 50 tổ chức, đơn vị được trưng bày sản phẩm tại sàn với hơn 500 loại sản phẩm và 2.000 đơn vị sản phẩm.
Khoa học công nghệ là động lực phát triển kinh tế - xã hội
Th.S Trịnh Quang Hiệp, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thái Bình cho biết: Phát triển KH&CN cùng với việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo là yếu tố quan trọng, giải pháp mang tính quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả kinh tế, tạo và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, của từng ngành, từng sản phẩm, dịch vụ.
Thời gian tới, ngành KH&CN Thái Bình tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng phát triển KH&CN. Đẩy mạnh thành lập các doanh nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để đưa nhanh các kết quả nghiên cứu khoa học, phát triến công nghệ vào sản xuất. Tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, triển khai nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất, đời sống.
Khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nâng cao năng lực công nghệ. Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tiếp thu, làm chủ công nghệ mới.
Tăng cường đào tạo, thu hút cán bộ KH&CN có trình độ cao. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư hoạt động KH&CN. Tăng cường quảng bá và khuyến khích doanh nghiệp trên địa bàn tham gia Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Thái Bình và của các tỉnh, qua đó giúp doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ mới, hiện đại đồng thời đẩy mạnh việc nghiên cứu, cải tiến công nghệ ở các doanh nghiệp.
Tiếp tục tham mưu thực hiện các nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 của HĐND tỉnh ban hành “Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đối mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn năm 2023 -2025”.
Trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao, công nghệ an toàn và công nghệ chế biến tạo thêm giá trị gia tăng cho nông sản và thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại hóa công nghiệp nông thôn. Thực hiện chuyển đổi số, phát triển công nghệ thông tin; ứng dụng có hiệu quả công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo trong xây dựng chính quyền quản lý thông minh, đô thị thông minh trong các ngành, lĩnh vực.
Lấy doanh nghiệp làm trung tâm định hướng phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo làm tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đưa KH&CN trở thành động lực chính tạo giá trị gia tăng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Tất cả nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
-
Tây Ninh: Tốc độ tăng trưởng GRDP xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố -
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An đạt khoảng 8,3% trong năm 2024 -
Khánh Hòa gặp khó khi tách dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khỏi dự án đầu tư -
Bước nước rút trên các đại công trường cao tốc -
Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, Hải Dương đón nhiều doanh nghiệp lớn -
Doanh nghiệp đánh giá Đà Nẵng là điểm đến đầu tư hấp dẫn, đáng tin cậy -
Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E phải giải phóng mặt bằng xong trước 1/3/2025
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững