-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Chương trình kích thích 14 tỷ USD được kỳ vọng sẽ đóng góp khoảng 1,2 - 1,8 điểm phần trăm vào GDP Thái Lan và nâng tăng trưởng lên gần 5% vào năm 2025. Ảnh: AFP |
50 triệu người Thái ở tuổi trưởng thành sẽ nhận được khoản hỗ trợ 10.000 baht (275 USD) mỗi người, theo chương trình ví số được một hội đồng do Thủ tướng Srettha Thavisin phê duyệt ở Bangkok vào ngày 10/4.
Chương trình kích thích trên, tương đương khoảng 2,9% tổng sản phẩm quốc nội, dự kiến sẽ được thực hiện trong quý IV năm nay.
Nguồn vốn thực hiện chương trình gồm có 327,7 tỷ baht từ ngân sách nhà nước cho năm tài chính này và năm tài chính tiếp theo, và 172,3 tỷ baht còn lại được trích từ ngân sách của Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp (một ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước Thái Lan). Theo đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp sẽ chi trả tiền trực tiếp cho khoảng 17 triệu nông dân.
Theo Bộ Tài chính Thái Lan, chương trình kích thích trên sẽ đóng góp khoảng 1,2 - 1,8 điểm phần trăm vào GDP và nâng tăng trưởng của nước này lên gần 5% vào năm 2025. Chương trình sẽ được thực hiện theo Đạo luật Kỷ luật Tài chính của Thái Lan và đảm bảo sự ổn định kinh tế và xã hội.
Chương trình trên vốn đã bị trì hoãn vài tháng trước do những khác biệt về cách thức tài trợ. Nó được Thủ tướng Srettha Thavisin xác định là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng ở nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á vốn đang tụt hậu so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, một số quan chức của Ngân hàng Trung ương Thái Lan và các đảng đối lập ở nước này đã phản đối việc chi trả theo chương trình trên vì cho rằng nó có thể thúc đẩy lạm phát và làm gia tăng nợ công.
Bộ Tài chính Thái Lan cho biết: "Chính phủ coi việc kích thích nền kinh tế thông qua chương trình ví số là rất quan trọng để bơm tiền vào nền kinh tế và phân bổ cho người dân ở các địa phương". Bộ này đánh giá rằng nền kinh tế Thái Lan hiện đang đối mặt với những thách thức bên trong và bên ngoài như các vấn đề địa chính trị và sự phục hồi không đồng đều về thu nhập của người dân sau Covid-19.
Số tiền trợ cấp sẽ được chi cho hàng hóa trong một khung thời gian cụ thể tại một khu vực được chỉ định và là cam kết hàng đầu trước bầu cử của đảng Pheu Thai - lực lượng lãnh đạo chính phủ liên minh hiện nay. Số tiền trợ cấp không được chi cho một số mặt hàng như rượu, thuốc lá, nhiên liệu và hàng hóa mua trực tuyến.
Thủ tướng Srettha Thavisin cho biết, các biện pháp kích thích, bao gồm cả chương trình ví số, là "cực kỳ cần thiết" khi nền kinh tế Thái Lan sắp trải qua một thập kỷ tăng trưởng trung bình dưới 2% và phải đối mặt với các vấn đề khác bao gồm phục hồi kinh tế không đồng đều sau đại dịch Covid-19 và lãi suất cao.
Ông Srettha Thavisin, người đồng thời giữ chức Bộ trưởng Tài chính, đang thúc đẩy việc thiết lập chính sách tài khóa nới lỏng hơn để đưa nền kinh tế quy mô 500 tỷ USD của Thái Lan thoát khỏi một thập kỷ tăng trưởng trung bình dưới 2%.
Tuần trước, Nội các Thái Lan đã thông qua kế hoạch tăng thâm hụt ngân sách cho năm tới thêm khoảng 4,2 tỷ USD và Quốc hội nước này có thể tổ chức một phiên họp đặc biệt trong hai tháng tới để đẩy nhanh việc phê duyệt các kế hoạch chi tiêu.
Trước đó, Nội các Thái Lan hôm 9/4 cũng đã công bố một loạt ưu đãi và giảm thuế đối với lĩnh vực bất động sản - một động thái mà các quan chức nước này hy vọng sẽ tăng lực cho nền kinh tế.
Đồng baht của Thái Lan đã đánh mấy vị trí đồng tiền châu Á hoạt động tốt nhất thiết lập vào quý 4 năm ngoái và trở thành đồng tiền thua lỗ nhiều nhất kể từ đầu năm đến nay do các nhà đầu tư tiếp tục rút tiền khỏi thị trường cổ phiếu và trái phiếu của nước này.
Trong một diễn biến khác, Ngân hàng Trung ương Thái Lan vẫn quyết định giữ nguyên lãi suất, từ chối tuân theo đề nghị của Thủ tướng Srettha về việc giảm chi phí vay.
Ủy ban Chính sách Tiền tệ thuộc Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã bỏ phiếu với tỷ lệ 5-2 để duy trì tỷ lệ mua lại trong một ngày ổn định ở mức cao nhất thập kỷ là 2,50%, Bloomberg đưa tin hôm 10/4.
Động thái trên là quyết định phanh lãi suất lần thứ ba liên tiếp được Ngân hàng Trung ương Thái Lai đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế đang cần mức chi phí vay thấp hơn để thúc đẩy tín dụng và tiêu dùng, nhằm chấm dứt một thập kỷ tăng trưởng trung bình dưới 2%.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan lý giải rằng một số vấn đề kìm hãm tăng trưởng là những vấn đề mang tính cấu trúc và không thể giải quyết bằng chính sách tiền tệ, đồng thời cơ quan này bác bỏ quan điểm cho rằng những tháng lạm phát âm là kết quả thu được từ việc tung ra các khoản trợ cấp của nhà nước.
-
Nhật Bản sẽ phát tiền mặt cho các hộ gia đình có thu nhập thấp -
Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Mỹ để thúc đẩy thương mại song phương -
Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU -
Bitcoin vượt mốc 96.000 USD nhờ lạc quan về chính sách của ông Trump -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam