-
Sôi động huy động vốn đầu năm 2025 -
Tự doanh và môi giới kéo sụt lợi nhuận của Chứng khoán Bảo Việt -
Lợi nhuận năm 2024 của EVNFinance vượt 20% kế hoạch -
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết
Sau phiên cuối tuần VN-Index đóng cửa ở mức 1.249,11 điểm và ghi nhận mức tăng 1,51% cả tuần với khối lượng giao dịch giảm 11,4% và bằng chỉ 60% mức trung bình, thị trường chứng khoán chứng kiến sự thận trọng tiếp tục bao trùm lên thị trường khi mở cửa đầu tuần, với lực cầu yếu và tâm lý nhà đầu tư dè dặt. VN-Index duy trì đà tăng nhẹ, thử thách vùng kháng cự mạnh quanh mốc 1.250 điểm, mặc dù có một số điều chỉnh nhẹ do áp lực bán gia tăng sau ba phiên hồi phục liên tiếp trước đó. Tuy nhiên, chỉ số vẫn giữ được đà đi lên và kết thúc phiên sáng trong sắc xanh nhạt, ghi nhận phiên tăng điểm thứ tư liên tiếp.
Thanh khoản thị trường không mấy ấn tượng, khi giá trị giao dịch vẫn duy trì ở mức thấp. Điều này phản ánh sự thiếu vắng dòng tiền mạnh mẽ và sự phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành. Trong khi một số ngành như ngân hàng, sản xuất vẫn ghi nhận mức tăng nhẹ, thì nhóm bất động sản và xây dựng tiếp tục gặp khó khăn, gây sức ép lên chỉ số chung.
Tuy nhiên, khối ngoại lại duy trì xu hướng bán ròng, tập trung vào một số cổ phiếu lớn, điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lý chung của thị trường. Ngoài ra, thông tin từ quốc tế về việc ông Donald Trump sẽ bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai vào ngày 20/1/2025 khiến các nhà đầu tư lo ngại về các chính sách thuế quan và tác động đến tỷ giá, tạo thêm sự bất định cho thị trường trong ngắn hạn.
Sang đến phiên chiều, giao dịch có phần thận trọng hơn và số mã giảm tăng dần lên. Chính điều này khiến VN-Index chỉ có những biến động lình xình quanh mốc tham chiếu với những nhịp tăng, giảm điểm đan xen. Chỉ số kết phiên trong sắc xanh nhẹ nhờ lực đỡ từ một số cổ phiếu trụ cột.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0,44 điểm (0,04%) lên 1.249,55 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm 0,79 điểm (-0,36%) xuống 221,69 điểm. UPCoM-Index giảm 0,31 điểm (-0,33%) xuống 92,8 điểm.
Toàn thị trường có 326 mã tăng, 383 mã giảm và 865 mã đứng giá/không giao dịch. Thị trường vẫn ghi nhận 27 mã tăng trần và 12 mã giảm sàn.
VN-Index phiên hôm nay tăng điểm chủ yếu nhờ vào sự nâng đỡ tốt đến từ các cổ phiếu như BID, MBB, GAS, HDB, FPT hay SAB. Trong đó, BID tăng 1% và là cổ phiếu có tác động tích cực nhất đến VN-Index khi đóng góp 0,66 điểm. Tiếp sau đó, MBB đóng góp 0,51 điểm khi tăng 1,63%. HDB cũng gây chú ý khi tiếp tục tăng 2,22% lên 23.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, HDB đã tăng được khoảng gần 9% sau khi tạo đáy ở phiên 6/1/2025.
Top 10 cổ phiếu tác động đến VN-Index |
Chiều ngược lại, các cổ phiếu như VCB, BSR, LPB, MSN, HVN… đều chìm trong sắc đỏ và có tác động xấu đến thị trường chung. VCB giảm 0,86% và là nhân tố chủ chốt khiến VN-Index rung lắc khi lấy đi 1,07 điểm. “Tân binh” trên sàn HoSE là BSR cũng lấy đi 0,41 điểm khi để mất 2,55% trong phiên hôm nay. Cổ phiếu này mới chào sàn HoSE hôm 17/1/2025 với giá tham chiếu 21.300 đồng/cổ phiếu.
Trong khi đó, sự phân hóa ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ là rất mạnh nhưng đa phần sắc đỏ chiếm ưu thế hơn. Ở nhóm chứng khoán, các cổ phiếu như VDS, VND, SHS, APS, MBS… đồng loạt gảm giá. VDS giảm mạnh 3,9% sau khi công bố kết quả kinh doanh tiêu cực với mức lỗ khoảng 21 tỷ đồng ở quý IV/2024.
Nhóm thép cũng ghi nhận nhiều cổ phiếu giảm giá, trong đó, HPG giảm nhẹ 0,19% nhưng NKG giảm mạnh 1,8%, SMC cũng giảm 1,83%.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng |
Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức thấp. Tổng khối lượng giao dịch ở sàn HoSE đạt 441 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch là 9.995 tỷ đồng (giảm 3% so với phiên trước), trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 2.200 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM đạt lần lượt 677 tỷ đồng và 502 tỷ đồng. HDB đứng đầu danh sách giao dịch mạnh toàn thị trường với giá trị 468 tỷ đồng. FPT và HPG giao dịch lần lượt 332 tỷ đồng và 257 tỷ đồng.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 280 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó, dòng vốn này bán ròng mạnh nhất mã VCB với 116 tỷ đồng. VNM đứng sau với giá trị bán ròng chỉ 38 tỷ đồng. Chiều ngược lại, HDB được mua ròng với 113 tỷ đồng. FPT cũng được mua ròng 75 tỷ đồng.
-
Thanh khoản yếu, VN-Index “xanh vỏ đỏ lòng” -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết -
Sau nhiều lần "kêu oan", ITA nhận án hủy niêm yết bắt buộc từ HoSE -
Giảm thiểu gian lận thuế kinh doanh qua mạng -
Chứng khoán VPS: Dư nợ margin cao kỷ lục, báo lãi gần 1.100 tỷ đồng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/1 -
2 Nhà đầu tư phải cam kết gì nếu áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt -
3 Cuộc chiến thương hiệu: KDF bị cấm dùng nhãn hiệu “Celano”, liên quan đến cả show “Anh trai Say Hi” -
4 Lãi suất điều hành sẽ giảm thêm để hỗ trợ tăng trưởng? -
5 Biến số và động lực trong tăng trưởng kinh tế năm 2025
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa
- Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 27,5 nghìn tỷ, tăng 20,3% so với cùng kỳ
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam