-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Ông Phùng Ngọc Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm phát biểu tại Hội thảo |
Tại Hội thảo này, đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính – bảo hiểm… đã cùng nhau bàn thảo và gợi mở ra nhiều vấn đề cho thấy sự cần thiết của bảo hiểm tài sản công.
Theo đó, các doanh nghiệp bảo hiểm và các chuyên gia tham luận đều đồng thuận quan điểm cho rằng cần phát triển bảo hiểm tài sản công và sớm đưa nội dung này vào các văn bản pháp luật.
Theo Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm, tổng giá trị tài sản công ước tính đạt gần 1 triệu tỷ đồng (chưa kể cơ sở hạ tầng, tài sản của các đơn vị an ninh quốc phòng), trải rộng khắp toàn quốc thuộc tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội và hiện đang được gần 90 nghìn cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng.
Trong đó, tài sản công thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương quản lý là hơn 263,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 26,35% về giá trị và 12,44% về số lượng. Tài sản công thuộc địa phương quản lý là hơn 736 nghìn tỷ đồng, chiếm 73,75% về giá trị và 87,56% về số lượng.
Hiện nay, khối các đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng nhiều tài sản công nhất với tổng giá trị tài sản hơn 690 nghìn tỷ đồng, chiếm 63,82% về số hiện vật và 69,08% về tổng giá trị.
Khối cơ quan Nhà nước đứng vị trí thứ hai với tổng giá trị tài sản là gần 270 nghìn tỷ đồng, chiếm 32,28% về số hiện vật và 26,98% tổng giá trị.
Tiếp đó, khối các tổ chức đứng vị trí thứ ba với tổng giá trị gần 37 nghìn tỷ đồng và tiếp đó là các ban quản lý dự án với gần 2.800 tỷ đồng.
Tài sản công có ý nghĩa quan trọng không thể thiếu để các cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, có tác động trực tiếp đến an sinh xã hội, từ giáo dục, y tế, thủy lợi, dịch vụ công đến giao thông vận tải, liên lạc...
Tuy nhiên, tài sản công thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều rủi ro khách quan như thiên tai, rủi ro kỹ thuật, cháy nổ, đâm va…
Trong các tình huống rủi ro, rủi ro thiên tai có xu hướng xảy ra với tần suất cao nhất và gây ra thiệt hại lớn. Theo nghiên cứu của Quỹ Châu Á và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trong 10 năm qua, Việt Nam là 1 trong 5 nước có rủi ro thiên tai cao nhất thế giới. Trung bình mỗi năm, rủi ro thiên tai làm chết khoảng 500 người, gây thiệt hại 14.500 tỷ đồng, tương đương 1,2 – 1,5% GDP.
Trong thời gian trước đây, phần lớn các thiệt hại này đều do ngân sách Nhà nước chi trả để tái thiết, tạo nên gánh nặng không nhỏ cho ngân sách Nhà nước. Trong khi đó, do tính chất các rủi ro là rất bất thường nên ngân sách Nhà nước rất khó dự trù các khoản phải chi tiêu cho việc khắc phục trước các rủi ro trên.
Do đó, một số chuyên gia cho rằng, đã đến lúc chúng ta cần đặt ra vấn đề chuyển cơ chế dự phòng ngân sách Nhà nước cho các chi tiêu bất thường sang cơ chế chủ động hơn. Việc đưa bảo hiểm tài sản công vào các quy định pháp luật cũng là một trong những giải pháp giúp cho Nhà nước có cơ chế chủ động trong việc dự toán ngân sách hàng năm.
Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã đủ lớn mạnh, có thể cung ứng các dịch vụ bảo hiểm tốt nhất khi tham gia bảo hiểm công sản |
Tại cuộc Hội thảo vừa diễn ra, các diễn giả cũng đã đưa ra nhiều tham luận có ý nghĩa, làm rõ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam về sự cần thiết bảo hiểm tài sản công.
Ông Nguyễn Quang Hưng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt cho biết, nếu chúng ta không có giải pháp dự phòng rủi ro thiên tai và bảo hiểm cho các tài sản công, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mất lòng tin vào quốc gia nên có thể sẽ đầu tư sang nước khác.
Thực tế, hạ tầng và công trình công cộng có vai trò quan trọng nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Do đó, việc có những công cụ cần thiết để phòng ngừa thiệt hại đối với các công trình công cộng này sẽ có ý nghĩa đảm bảo sự yên tâm cho các doanh nghiệp nước ngoài trước khi quyết định đầu tư vốn, cơ sở vật chất, nhân lực…
Việc bảo hiểm này nhằm nhanh chóng khôi phục giá trị, tái thiết đầy đủ tài sản công, bảo đảm bộ máy Nhà nước, các tổ chức, đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách có hiệu lực, có hiệu quả, và được thông suốt - Ông Phùng Ngọc Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm.
Bà Phạm Thu Phương, Trưởng Phòng Phi nhân thọ, Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm cũng đã đưa ra phương án đề xuất về quy định về bảo hiểm tài sản công vào Dự thảo Luật tài sản công.
Theo bà Phương, những tài sản công cần bảo hiểm gồm: Tòa nhà, trụ sở làm việc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, kết cấu hạ tầng, dự trữ quốc gia…
Đánh giá về tính khả thi của phương án đề xuất trên, bà Phương cho biết, việc mua bảo hiểm sẽ tiết kiệm được các khoản chi của Nhà nước cho việc phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai. Về tính đồng bộ của đề xuất trên, theo bà Phương, hiện Luật Dự trữ quốc gia đã có quy định về bảo hiểm cho tài sản dự trữ quốc gia (Khoản 7, điều 14) và Luật quản lý, sử dụng đầu tư vốn Nhà nước vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng có nội dung bảo hiểm tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn (Điều 35).
Do đó, việc đưa quy định bảo hiểm công sản vào dự thảo Luật Tài sản công sẽ tạo sự đồng bộ cho hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc triển khai thực hiện.
-
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025