
-
Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
-
FWD ra mắt sản phẩm mới với tổng quyền lợi bảo vệ có thể lên đến 400%
-
Khối ngoại trở lại mua ròng, thị trường chứng khoán được kỳ vọng khởi sắc
-
Cuộc chơi bắt buộc phải chiến thắng của MB và cách chinh phục 30 triệu khách hàng số
-
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn -
Vàng thế giới tăng trước suy yếu của USD, giá SJC niêm yết 120,3 triệu đồng/lượng
Lạm phát có thể vượt mục tiêu
Gần đây, tư duy đối với lạm phát đã chuyển từ “kiềm chế lạm phát” sang “kiểm soát lạm phát theo mục tiêu”.
![]() |
Tăng trưởng tín dụng đang cao hơn tăng trưởng tiền gửi, gây áp lực cho lạm phát và thanh khoản của ngân hàng. Ảnh: Đ.T |
Tư duy “kiềm chế lạm phát” chỉ phù hợp khi lạm phát quá cao. Lý do là, khi lạm phát cao, nếu không kiềm chế sẽ tác động xấu đến tiêu dùng xét trên 2 góc độ: mức tiêu dùng thực tế giảm và lượng tiêu dùng giảm (do giá cao làm giảm lượng tiêu dùng). Lạm phát không được kiềm chế sẽ tác động xấu đến đầu tư (do dễ sa vào tình trạng “lãi giả, lỗ thật” do sự mất giá của đồng tiền). Khi cả 2 yếu tố của tăng trưởng bị sụt giảm, thì tăng trưởng cũng sẽ giảm theo.
Khi lạm phát thấp thì tư duy “kiềm chế lạm phát” sẽ không còn phù hợp. Bởi khi lạm phát thấp hoặc quá thấp thì lượng tiêu dùng không tăng bao nhiêu vì người tiêu dùng kỳ vọng giá còn giảm nữa, nên gần như không có tâm lý dự trữ đề phòng giá tăng.
Việc đề ra mục tiêu lạm phát là cần thiết, bởi lạm phát là một “đỉnh” trong tứ giác mục tiêu (tăng trưởng, lạm phát, cán cân thanh toán, thất nghiệp).
Tháng 10/2018 so với tháng 12/2017 (sau 10 tháng) chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng cao hơn con số tương ứng của cùng kỳ năm trước (3,54% so với 2,25%). Trong đó, có một số nhóm mặt hàng tăng cao hơn tốc độ chung (như hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 5,2%, riêng thực phẩm tăng 6,7%, giao thông tăng 7,3%, giáo dục tăng 6,5%).
Bình quân 10 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước, CPI tăng 3,6%, thấp hơn tốc độ tăng tương ứng của cùng kỳ năm trước (3,71%) và còn thấp hơn mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội (4%). Tuy nhiên, có 2 vấn đề cần quan tâm.
Thứ nhất, tốc độ tăng bình quân một số nhóm hàng cao hơn tốc độ tăng tương ứng của cùng kỳ năm trước, như hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 29% so với giảm 0,96%); may mặc, mũ nón, giày dép (tăng 1,5% so với 1,08%); thiết bị và đồ dùng gia đình (tăng 1,2% so với 1,01%); văn hóa, giải trí và du lịch (tăng 1,2% so với 0,88%); hàng hóa và dịch vụ khác (tăng 2,5% so với 2,1%).
Thứ hai, tốc độ tăng CPI trong các tháng cuối năm trước (là số gốc so sánh của những tháng cuối năm nay) tăng thấp. Tháng 11/2017 chỉ tăng 0,13% (trong đó có một số mặt hàng còn tăng thấp hơn, thậm chí giảm, như giá thực phẩm giảm 0,06%). Tháng 12/2017, CPI chỉ tăng 0,21%, trong đó có một số mặt hàng tăng thấp hơn, thậm chí còn giảm, như hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống giảm 0,03%, riêng thực phẩm giảm 0,5%).
Để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, cần thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Sự cần thiết phải thắt chặt tiền tệ xuất phát từ thực tế là tăng trưởng kinh tế có thể đạt kết quả kép: vừa cao hơn năm trước, vừa vượt mục tiêu năm nay, trong khi lạm phát cả năm cao hơn năm trước và có thể vượt mục tiêu đề ra cho năm nay.
Thắt chặt tiền tệ
Thắt chặt tiền tệ có thể được thực hiện bằng nhiều giải pháp. Trước hết là thắt chặt tín dụng. Tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế sau 9 tháng đã giảm tốc so với cùng kỳ năm trước (9,52% so với 11,02%) và định hướng cả năm nay thấp hơn số thực tế của năm trước (17% so với 18,31%). Tuy nhiên, dù giảm, nhưng vẫn cao gấp trên 2 lần tốc độ tăng GDP. Nếu tính cộng dồn từ các năm trước thì tỷ lệ tín dụng/GDP đã tăng nhanh, hiện vượt mốc 130%. Khi tỷ lệ này quá cao thì việc kiểm soát lạm phát sẽ không bền vững.
Trong khi đó, tốc độ tăng tín dụng (cho vay) hiện cao hơn tốc độ tăng tiền gửi (huy động) với các con số tương ứng là 9,52% và 9,15%, làm cho tiền từ ngân hàng ra lưu thông tăng nhanh hơn tiền từ lưu thông vào ngân hàng. Điều đó sẽ gây áp lực đối với lạm phát và thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Từ việc này, các ngân hàng thương mại sẽ bước vào thời kỳ tăng lãi suất huy động, làm khó cho việc giảm, thậm chí còn gây áp lực tăng lãi suất cho vay.
Trong khi đó, ổn định tỷ giá cũng là một giải pháp thắt chặt tiền tệ. Việc này hạn chế tác động của yếu tố chi phí đẩy, đồng thời ổn định tâm lý trong xã hội.

-
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn -
Luật hoá Nghị quyết 42: Một hành lang, nhiều cơ hội -
Vàng thế giới tăng trước suy yếu của USD, giá SJC niêm yết 120,3 triệu đồng/lượng -
Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới -
Không có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ -
Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm -
Phác thảo bức tranh lợi nhuận ngân hàng
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn