-
Ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông -
Những xu hướng tìm kiếm nổi bật nhất trên Google trong năm 2024 -
Ứng dụng 5G vào ngành công nghiệp thông minh: Cơ hội cao, thách thức lớn -
"Tắt sóng 2G", "thương mại hóa 5G", "sinh trắc học"... được bình chọn sự kiện ICT tiêu biểu -
Đấu giá khối băng tần "kim cương", giá khởi điểm 1.955 tỷ đồng -
Người dùng mạng xã hội phải cung cấp những thông tin cá nhân nào?
Tuy nhiên, khi tất cả thông tin của chúng ta đều cần lưu trữ bằng số thì sự thất thoát dữ liệu là không thể tránh khỏi. Song, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất nguy hiểm của vấn đề này để có thể tìm cách ứng phó.
Những con số giật mình
Thất thoát dữ liệu (Data Breach) dễ xảy ra hơn rất nhiều lần những gì người ta có thể tưởng tượng. Những tài khoản trên các mạng xã hội, các website, thông tin thanh toán online qua thẻ ngân hàng, hồ sơ bệnh án, thông tin cá nhân phải khai khi đăng ký các loại dịch vụ qua internet… - tất cả những nơi nào người dùng từng để lại thông tin của mình, dù vô tình hay có chủ ý, đều có nguy cơ khiến họ trở thành nạn nhân bị đánh cắp danh tính (Indentity theft).
Nguy hiểm nhất là nạn nhân bị thất thoát dữ liệu không hề biết mình là nạn nhân cho tới khi xảy ra chuyện. Những hệ lụy của việc bị đánh cắp thông tin không chỉ dừng lại ở việc bị “bán thông tin” cho các mục đích thương mại, bị mất cắp tài khoản ngân hàng, mà đáng sợ hơn là việc bị mạo danh cho các mục đích xấu liên quan đến pháp luật.
Thất thoát dữ liệu: nguy cơ không của riêng ai. |
Theo nghiên cứu của Trend Micro, công ty hàng đầu về các giải pháp bảo mật đám mây lai, thiết bị đầu cuối và an ninh mạng, cứ 39 giây lại xảy ra một vụ tấn công an ninh mạng. Trong năm 2018 có 445,6 triệu trường hợp bị thất thoát dữ liệu, với 56% là rò rỉ từ mạng xã hội. Những câu chuyện bê bối về việc để lộ thông tin khách hàng của mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook liên tục diễn ra trong năm ngoái là minh chứng điển hình nhất cho nguy cơ này.
Khi doanh nghiệp bị lộ thông tin, hệ quả sẽ còn kinh khủng hơn vậy gấp nhiều lần. Ví dụ, vụ tấn công nội bộ của tội phạm công nghệ nhằm vào hãng máy bay Boeing đã khiến hãng này thiệt hại lên tới 2 tỷ đô và để lại hậu quả dai dẳng trong suốt 30 năm. Điều quan trọng hơn, khi doanh nghiệp bị tấn công mạng, thiệt hại còn xảy ra với nhiều người khác như nhân viên, đối tác, khách hàng…
Để không trở thành nạn nhân
Tội phạm công nghệ có thể tấn công chúng ta bất cứ lúc nào sơ hở, hoặc yếu thế. Nói đúng ra, chúng còn nguy hiểm hơn, vì không có hình dạng xác định để có thể cảnh giác, và hoạt động ngày càng tinh vi hơn.
Bí quyết để tự bảo vệ tối ưu là phải cẩn thận hết mức khi khai báo thông tin cá nhân lên bất cứ phương tiện nào, nhất là mạng xã hội. Hãy đặt mật khẩu cho các tài khoản của mình đủ khó và thay đổi liên tục để tránh mất cắp, đồng thời không nhấp vào bất cứ đường link lạ nào mà bản thân chưa hiểu rõ.
Về phía doanh nghiệp, việc nghiêm túc đầu tư vào hệ thống bảo mật là điều cần phải làm. Tuy nhiên, cũng theo nghiên cứu của Trend Micro thì mới chỉ có 3% tài liệu của các doanh nghiệp được bảo mật đúng cách. Đó là lý do những vụ tấn công công nghệ nhắm vào doanh nghiệp vẫn liên tục diễn ra hàng ngày hàng giờ trên toàn thế giới.
Là đơn vị đi đầu trong hoạt động nâng cao nhận thức này với chuỗi sự kiện Security Trends hàng năm cập nhật về xu hướng công nghệ bảo mật cho cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên viên bảo mật, Trend Micro cho biết việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công nghệ bảo mật là cần thiết không kém việc phát triển các giải pháp bảo mật. “Thất thoát dữ liệu gây tổn thất nặng nề về mặt tài chính và làm gián đoạn hàng loạt các hoạt động quan trọng khác của chính doanh nghiệp, tổ chức và nhiều đối tác, khách hàng. Nhưng ngăn chặn chúng không phải điều bất khả thi. Hiện nay, để ngăn chặn được điều này, có rất nhiều loại giải phù hợp với các công ty thuộc mọi quy mô với mọi khả năng tài chính. Vấn đề là doanh nghiệp có sẵn sàng đầu tư cho chúng hay không”, đại diện Trend Micro cho biết.
-
Ứng dụng 5G vào ngành công nghiệp thông minh: Cơ hội cao, thách thức lớn -
iPhone không viền: Khát vọng đổi mới của Apple -
"Tắt sóng 2G", "thương mại hóa 5G", "sinh trắc học"... được bình chọn sự kiện ICT tiêu biểu -
Telegram vượt mốc doanh thu 1 tỷ USD, lần đầu tiên báo lãi -
Đấu giá khối băng tần "kim cương", giá khởi điểm 1.955 tỷ đồng -
Từ 1/1/2025, tạm dừng giao dịch các tài khoản ngân hàng chưa xác thực sinh trắc học -
Người dùng mạng xã hội phải cung cấp những thông tin cá nhân nào?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/12 -
2 Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư -
3 Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN... trước thời điểm chia tay CMSC -
4 Đề xuất 2.545 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 14B; Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc 25.058 tỷ đồng -
5 Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành 83%, khai thác dịp 30/4/2025
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion