-
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương chậm trả lãi trái phiếu mệnh giá 700 tỷ đồng -
Doanh thu 8 tháng năm 2024 của PV Power đi ngang, đạt hơn 19.900 tỷ đồng -
Lãi mỏng, DIC Corp tăng vay nợ để đầu tư -
Sabeco sắp nâng công suất lên 3,01 tỷ lít bia/năm sau thương vụ M&A Sabibeco Group -
Điểm báo động khi khối ngoại “tháo chạy” khỏi Hoa Sen -
Lấn sân sang bất động sản, Becamex BCE chưa gặp thời
Ngày 10/11, nhóm quỹ liên quan Gordon Yeo/Arisaig Partners (Asia) Pte Ltd (địa chỉ tại Singapore) vừa chính thức bán 114.000 cổ phiếu MWG, giảm sở hữu từ 5,005%, về 4,997% vốn điều lệ và chính thức không còn là cổ đông lớn tại Công ty Thế giới Di động.
Trong đó, quỹ bán ra là Arisaig Asia Fund Limited đã bán 114.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 3,458%, về 3,45% vốn điều lệ.
Trước đó, ngày 11/4, quỹ Arisaig Asia Fund Limited vừa bán ra 2.397.200 cổ phiếu; ngày 24/5, nhóm quỹ liên quan Arisaig Partners (Asia) Pte Ltd vừa bán ra 1.338.300 cổ phiếu; ngày 21/6, quỹ Arisaig Asia Fund Limited bán ra thêm 668.900 cổ phiếu; ngày 24/7, Arisaig Asia Fund Limited vừa bán ra 576.000 cổ phiếu; và ngày 28/8, nhóm quỹ liên quan Arisaig Partners (Asia) Pte Ltd tiếp tục bán thêm 2.102.900 cổ phiếu MWG.
Thêm nữa nhóm quỹ Dragon Capital cũng liên tục bán ra cổ phiếu MWG. Trong đó, ngày 3/4, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital vừa bán ra 979.600 cổ phiếu; ngày 1/11, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital đã bán ra ròng 4.137.900 cổ phiếu MWG, giảm sở hữu từ 7,19%, về còn 6,91% vốn điều lệ.
Bên cạnh các nhà đầu tư ngoại giảm sở hữu, các lãnh đạo Công ty thời gian qua cũng liên tục đăng ký bán ra cổ phiếu MWG. Trong đó, ngày 13/7, ông Đặng Minh Lượm, Thành viên HĐQT bán ra 300.000 cổ phiếu MWG để giảm sở hữu từ 0,24% về còn 0,22% vốn điều lệ; từ ngày 7/9 đến ngày 8/9, ông Đoàn Văn Hiểu Em, Thành viên HĐQT bán ra 1 triệu cổ phiếu MWG để giảm sở hữu từ 0,266%, về còn 0,197% vốn điều lệ.
Ở chiều ngược lại, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu MWG để nâng sở hữu từ 2,4%, lên 2,47% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 8/11 đến ngày 7/12.
Thực tế, trong thời gian gần đây, cổ phiếu MWG là tâm điểm bán ròng, rút vốn của khối ngoại. Trong đó, nếu như ngày 22/9, khối ngoại có thể mua thêm tối đa khoảng 9,32 triệu cổ phiếu MWG thì tới ngày 16/11, khối ngoại có thể mua thêm tối đa 53,9 triệu cổ phiếu MWG, tương ứng tỷ lệ sở hữu nước ngoài đang là 45,32% (sở hữu tối đa của khối ngoại là 49%).
Như vậy, chỉ từ ngày 22/9 đến ngày 16/11, sau khi khối ngoại liên tục bán ròng, khối lượng khối ngoại có thể mua thêm đã tăng thêm 44,58 triệu cổ phiếu, lên 53,9 triệu cổ phiếu.
Cổ phiếu MWG liên tục giảm mạnh khi khối ngoại bán trực tiếp trên sàn (Nguồn: iBoard của Chứng khoán SSI) |
Bối cảnh khối ngoại liên tục bán mạnh cổ phiếu MWG, cổ phiếu này liên tục giảm mạnh và có nhịp hồi phục ngắn hạn nhưng nếu tính từ ngày 13/9 đến ngày 16/11, cổ phiếu MWG đã giảm 27,8%, từ đỉnh 57.500 đồng/cổ phiếu, về 41.500 đồng/cổ phiếu và đang giao dịch gần vùng đáy cuối năm 2022 là 37.340 đồng/cổ phiếu.
Quý III/2023, lợi nhuận Thế giới Di động giảm 95,7% về 38,82 tỷ đồng
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III/2023, Công ty Thế giới Di động ghi nhận doanh thu đạt 30.287,7 tỷ đồng, giảm 5,4% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 38,82 tỷ đồng, giảm 95,7% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 23,1%, về 15,3% và biên lợi nhuận ròng giảm từ 2,83%, về 0,13%.
Được biết, nếu tính theo quý, trong giai đoạn bình thường biên lợi nhuận ròng của Công ty Thế giới Di động từ khoảng 3% đến 4%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 37,2% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 2.749,1 tỷ đồng, về 4.642,9 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 77,5%, tương ứng tăng thêm 270,38 tỷ đồng, lên 619,12 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 2,4%, tương ứng tăng thêm 10,27 tỷ đồng, lên 444,91 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 18,4%, tương ứng giảm 1.038,53 tỷ đồng, về 4.620,3 tỷ đồng.
Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp - chi phí tài chính - chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), trong quý III, Công ty Thế giới Di động ghi nhận lỗ 422,31 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 1.298,53 tỷ đồng, tức giảm 1.720,84 tỷ đồng.
Như vậy, lợi nhuận gộp trong quý III mà Công ty Thế giới Di động tạo ra không đủ trả chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp, Công ty thoát lỗ nhờ ghi nhận doanh thu tài chính tăng đột biến.
Lợi nhuận 9 tháng giảm 97,8% và chuỗi Bách hoá Xanh lỗ thêm 904,9 tỷ đồng
Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm 2023, Công ty Thế giới Di động ghi nhận doanh thu đạt 86.858,3 tỷ đồng, giảm 15,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 77,51 tỷ đồng, giảm 97,8% so với cùng kỳ.
Trong đó, riêng chuỗi Bách hóa Xanh, lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2023 ghi nhận lỗ 904,9 tỷ đồng, tổng lỗ lũy kế từ năm 2016 tới nay lên tới 8.299,87 tỷ đồng. Ngoài ra, các đơn vị khác cũng lỗ khi CTCP Bán lẻ An Khang (chuỗi nhà thuốc) lỗ 234,4 tỷ đồng, lũy kế từ năm 2019 tới nay đang lỗ 553 tỷ đồng; MWG (Cambodia) Co., Ltd ghi nhận lỗ 96,8 tỷ đồng, luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023 ghi nhận lỗ 701,5 tỷ đồng…
Trong năm 2023, Thế giới Di động đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 135.000 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 4.200 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện trong năm 2022 (giả định sức mua sẽ hồi phục tích cực từ quý III/2023).
Như vậy, sau 9 tháng đầu năm 2023 với lợi nhuận sau thuế đạt 77,51 tỷ đồng, Công ty Thế giới Di động mới hoàn thành 1,8% so với kế hoạch lợi nhuận năm và gần như rất khó hoàn thành kế hoạch năm tài chính.
Tính tới 30/9/2023, tổng tài sản của Công ty Thế giới Di động tăng 5% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 2.810,7 tỷ đồng, lên 58.644,8 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận 23.253,8 tỷ đồng, chiếm 39,7% tổng tài sản; tồn kho ghi nhận 22.853,5 tỷ đồng, chiếm 39% tổng tài sản; tài sản cố định dài hạn ghi nhận 7.370,8 tỷ đồng, chiếm 12,57% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Về phần nguồn vốn, tính tới cuối quý III, mặc dù kinh doanh lao dốc nhưng Công ty Thế giới Di động lại tăng vay nợ 38,2% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 6.336,6 tỷ đồng, lên 22.926 tỷ đồng và chiếm 39,1% tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 17.026,6 tỷ đồng và nợ vay dài hạn là 5.899,4 tỷ đồng.
-
Lãi mỏng, DIC Corp tăng vay nợ để đầu tư -
Cổ phiếu HAGL Agrico giao dịch trở lại trên sàn UPCoM ngày 18/9 -
DIC Corp tiếp tục biến động nhân sự cấp cao -
Becamex - Bình Phước được cổ đông lớn góp thêm vốn -
Áp lực lớn khi khởi động lại hai nhà máy của Thép Pomina -
Sabeco sắp nâng công suất lên 3,01 tỷ lít bia/năm sau thương vụ M&A Sabibeco Group -
Điểm báo động khi khối ngoại “tháo chạy” khỏi Hoa Sen
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh