Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Thêm 1 triệu ca nhiễm sau 1 tuần, đại dịch Covid-19 vượt mốc 11 triệu người mắc
Lê Quân - 04/07/2020 10:45
 
Số người mắc Covid-19 trên toàn cầu vượt quá 10 triệu người tính đến cuối tháng 6, nhưng chỉ 1 tuần qua số ca nhiễm đã tăng thêm 1 triệu.
Nhân viên y tế đưa người nghi nhiễm Covid-19 vào lấy mẫu xét nghiệm tại bang Maryland, Mỹ. Ảnh: AFP
Nhân viên y tế đưa người nghi nhiễm Covid-19 vào lấy mẫu xét nghiệm tại bang Maryland, Mỹ. Ảnh: AFP

Tính đến hết ngày 3/7, số người nhiễm Covid-19 đã vượt quá 11 triệu, còn số ca tử vong cũng trên 500.000 người, theo thống kê của Reuters. Những con số này đánh dấu bước ngoặt mới của đại dịch.

Riêng số người mắc Covid-19 đến nay cao hơn gấp 2 lần số người mắc các bệnh cúm nghiêm trọng hàng năm, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Nguyên nhân chính được xác định khiến đại dịch Covid-19 lan nhanh là việc nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh đã sớm nới lỏng các biện pháp phong tỏa và đưa công việc và cuộc sống của người dân trở về bình thường - những động thái lẽ ra phải được kéo dài hơn một năm nữa hoặc chờ đến khi có vaccine kháng Covid-19.

Mỹ ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới trong ngày tăng kỷ lục với 55.400 người nhiễm trong ngày 2/7. Do số ca nhiễm tăng vọt, một số thống đốc bang đã hoãn kế hoạch kích hoạt các hoạt động kinh doanh. Số ca tử vong vì Covid-19 tại Mỹ cũng lên tới 129.000 người, chiếm 1/4 trong tổng số ca tử vong trên toàn cầu.

Đại dịch đã bước vào giai đoạn mới khi Ấn Độ và Brazil đang vật lộn với hơn 10.000 ca nhiễm mỗi ngày, gây áp lực lên hệ thống y tế và các nguồn lực. Khu vực Mỹ Latinh chiếm đến 23% tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu, trong đó tâm dịch Brazil có 1,5 triệu người mắc, trong khi đó Ấn Độ trở thành tâm dịch tại châu Á với số ca nhiễm đã lên tới 625.000 người. Tính đến hết ngày 3/7, châu Á và Trung Đông lần lượt chiếm 12% và 9% tổng số ca mắc trên toàn cầu. 

Một trong những nguyên nhân được xác định khiến đại dịch Covid-19 lan nhanh thời gian qua là việc nhiều quốc gia đã sớm nới lỏng các biện pháp phong tỏa và đưa công việc và cuộc sống của người dân trở lại bình thường - những động thái lẽ ra phải được kéo dài hơn một năm nữa hoặc chờ đến khi có vaccine kháng Covid-19.

Một số quốc gia có năng lực xét nghiệm Covid-19 hạn chế, nhưng chỉ ghi nhận tỷ lệ nhỏ trong tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu. Các chuyên gia y tế cảnh báo số liệu chính thức về dịch Covid-19 chưa phản ánh hết được tình hình vì cho rằng cả số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 ở một số quốc gia còn thấp hơn so với thực tế.

Thế giới đến nay ghi nhận hơn 520.000 người tử vong vì Covid-19, bằng tổng số người tử vong do bệnh cúm hàng năm. Ca tử vong đầu tiên do Covid-19 được xác định tại Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 10/1, trước khi dịch lan rộng sang châu Âu, Mỹ và Nga. Thế giới lo ngại làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 sẽ ập đến khi Trung Quốc, New Zealand và Australia đều đã ghi nhận những đợt bùng phát Covid-19 mới dù đã hạn chế dịch lây lan trong nước.

Du lịch toàn cầu có thể thiệt hại tới 3.300 tỷ USD do dịch COVID-19
Mỹ là nước chịu thiệt hại về du lịch nhiều nhất với sự "bốc hơi" 538 tỷ USD (3% GDP) nếu các biện pháp phong tỏa kéo dài 12 tháng, tiếp sau là...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư