-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Phần lớn dòng vốn 20 tỷ USD đổ vào thị trường cổ phiếu Trung Quốc đại lục trong tháng 1/2022 và tốc độ mua vào sau đó giảm mạnh trong hai tháng còn lại của quý I, theo Công ty nghiên cứu EPFR Global. Ảnh: AFP |
Dòng tiền rời thị trường vì sợ rủi ro
Trung Quốc đón dòng vốn hơn 20 tỷ USD chảy vào thị trường cổ phiếu đại lục trong quý I/2022, trong đó phần lớn lượng vốn này đổ vào tháng 1 và tốc độ mua vào sau đó giảm mạnh trong hai tháng còn lại của quý, theo dữ liệu từ Công ty nghiên cứu EPFR Global.
Ba tháng đầu năm chứng kiến căng thẳng địa chính trị thế giới leo thang khi Mỹ và châu Âu áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga do Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine kể từ cuối tháng 2, trong khi Trung Quốc theo đuổi quan điểm trung lập.
Cũng trong quý I, giới đầu tư lo ngại nguy cơ nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp Trung Quốc phải hủy niêm yết và rời thị trường Mỹ trong bối cảnh cơ quan quản lý chứng khoán của hai nước đã ban hành hàng loạt thông báo "nắn gân" cổ phiếu doanh nghiệp.
Ông Steven Shen, Giám đốc chiến lược định lượng tại Công ty nghiên cứu EPFR Global cho biết: "Bất cứ điều gì liên quan đến Trung Quốc, chúng ta có thể nhìn ra quan hệ nhân quả và suy luận từ Nga hoặc [Mỹ] ngay lập tức". Công ty nghiên cứu EPFR Global cho biết họ theo dõi dòng chảy đầu tư tài sản trên 52.000 tỷ USD trên thế giới.
Cũng theo chia sẻ của ông Steven Shen, dòng tiền chảy vào các quỹ cổ phiếu mảng môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) của Trung Quốc đến giữa tháng 2 nhưng sau đó các quỹ này lại chứng kiến dòng tiền rời đi. Trái lại, các quỹ cổ phiếu ESG toàn cầu lại ghi nhận dòng tiền "rất ổn định" trong quý I, ông Steven Shen nói.
Những lo ngại liên quan đến mục tiêu ESG đã buộc các quỹ đầu tư phải điều chỉnh danh mục đầu tư.
Đơn cử trong danh mục đầu tư quý I, Quỹ quản lý đầu tư Norges Bank Investment Management, một chi nhánh đầu tư của Ngân hàng Trung ương Na Uy, thông báo họ sẽ loại cổ phiếu của Công ty sản xuất đồ thể thao Trung Quốc Li Ning ra khỏi danh mục "do rủi ro không thể chấp nhận được mà công ty gây ra đối với việc vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng".
Quỹ Norges Bank Investment Management cũng cho biết chính phủ Na Uy đã yêu cầu quỹ đóng băng các khoản đầu tư vào Nga và chuẩn bị kế hoạch thoái vốn khỏi nước này. Quỹ này hiện có vốn hóa thị trường hơn 1.200 tỷ USD, tính đến ngày 19/4.
Theo EPFR Global, các quỹ chứng khoán châu Âu đã chứng kiến hàng tỷ USD tháo chạy trong quý I; tương tự, các quỹ chứng khoán Nhật Bản cũng chứng kiến sự sụt giảm dòng vốn đầu tư trong quý I. Trái lại, dòng vốn đầu tư vào các quỹ chứng khoán của Mỹ vẫn ổn định với tổng cộng hơn 100 tỷ USD trong quý I.
Đối với các cổ phiếu của Trung Quốc được niêm yết tại Hong Kong và Mỹ, ông Steven Shen lưu ý rằng mức độ tiếp cận các quỹ đầu tư nhóm cổ phiếu này đã "sụt giảm một cách đồng bộ".
Ông Steven Shen cho biết thêm, bắt đầu từ cuối năm 2021, các nhà quản lý quỹ bắt đầu bán cổ phiếu của một số công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ cho các nhà giao dịch ở Hong Kong, điều này đã khiến cổ phiếu niêm yết tại Hong Kong trượt giá theo. Quá trình để các quỹ giao dịch trao đổi thường mất từ 3 đến 6 tháng.
Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã chào bán cổ phiếu tại Hong Kong do áp lực chính trị ở cả Mỹ và Trung Quốc khiến nguy cơ cổ phiếu của họ bị hủy niêm yết ở New York.
Ông Max Luo, Giám đốc phụ trách thị trường tài sản Trung Quốc tại Quỹ quản lý tài sản UBS Asset Management, nhận định: "Các động thái của cơ quan chức năng Mỹ đối với chứng chỉ lưu ký tại Mỹ (ADR) và xung đột Nga - Ukraine đã làm phức tạp thêm tình hình và gây ra những biến động thị trường đáng kể trong năm nay". Chứng chỉ ADR là loại chứng chỉ tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài có thể huy động vốn từ các nhà đầu tư Mỹ.
Ông Max Luo cho biết thêm: "Chúng tôi ghi nhận lượng tiền khá lớn rời thị trường chứng khoán Trung Quốc kể từ năm ngoái", điều này cho thấy rằng nhà đầu tư đã cố gắng giảm rủi ro khi đầu tư vào thị trường này. Chuyên gia này nhấn mạnh: "Chúng tôi đã thận trọng hơn đối với cổ phiếu khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra trong bối cảnh lạm phát tăng cao một cách khó chịu".
Tuy nhiên, ông Max Luo lưu ý rằng Quỹ UBS Asset Management nơi ông đang làm việc đã có cái nhìn "mang tính xây dựng hơn đối với thị trường chứng khoán Trung Quốc" sau những thông báo về chính sách hỗ trợ của chính phủ nước này.
Lo ngại tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại
Theo ông Steven Shen, chứng khoán Trung Quốc đại lục đã chứng kiến lượng mua vào tăng đột biến ở mức chưa từng thấy kể từ tháng 1/2019. Nhưng chỉ số Shanghai Composite vẫn trượt dốc hơn 12% kể từ đầu năm đến nay, bất chấp việc cổ phiếu Trung Quốc tăng điểm vào giữa tháng 3 sau khi các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin về việc Bắc Kinh sẽ nỗ lực làm giảm bớt lo ngại về việc siết chặt quản lý lĩnh vực công nghệ và bất động sản cũng như các thương vụ IPO của doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài.
Nhiều ngân hàng đầu tư đã có những đánh giá tích cực về triển vọng thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục năm 2022, bất chấp tâm lý thị trường trong nước vẫn còn những gợn sóng.
Bình luận trên đài CNBC vào đầu tháng 4, ông David Chao, Chiến lược gia thị trường châu Á - Thái Bình Dương tại Công ty quản lý đầu tư Invesco (Mỹ) cho rằng: "Kinh tế vĩ mô (Trung Quốc) có vẻ đã được cải thiện vào cuối năm ngoái".
"Nhưng tôi nghĩ rằng kỳ vọng đã vượt lên trước chính họ, đặc biệt là vì thị trường bất động sản vẫn chưa tìm thấy đáy", ông David Chao nói, đồng thời cho rằng tâm lý thị trường dường như bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái của thị trường bất động sản Trung Quốc.
Theo Moody's, bất động sản và các ngành liên quan chiếm khoảng 25% GDP của Trung Quốc.
Trong quý I/2022, GDP của Trung Quốc tăng trưởng 4,8% so với năm trước, cao hơn kỳ vọng tăng 4,4%, theo công bố hôm 19/4 của Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc.
Bắt đầu từ tháng 3/2022, Trung Quốc phải vật lộn để khống chế đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất kể từ đầu đại dịch vào năm 2020. Ở thời điểm đó, việc phong tỏa chống dịch trên một nửa đất nước đã khiến nền kinh tế này trong quý I/2020 suy giảm tới 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
"Chúng tôi ý thức được rằng, với môi trường trong nước và quốc tế ngày càng trở nên phức tạp và bất ổn, sự phát triển kinh tế đang gặp phải những khó khăn và thách thức lớn", Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc nêu.
Ông David Chao, Chiến lược gia thị trường châu Á - Thái Bình Dương tại Công ty quản lý đầu tư Invesco cho biết: "Bước sang quý II, tiếp tục có nhiều điều không chắc chắn về phản ứng chống dịch Covid của Trung Quốc". "Và dịch bệnh sẽ là biến số quan trọng nhất trong quý này, cho dù các chính sách chống dịch của Trung Quốc có điều chỉnh hay không", ông David Chao nói thêm.
-
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ -
Alibaba muốn huy động 5 tỷ USD từ trái phiếu, ByteDance tìm cách mua lại cổ phiếu quỹ -
Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững -
Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với ông Trump để thúc đẩy quan hệ -
Sản lượng dầu thô, khí đốt của Iran đạt mức cao đáng kể -
Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Áo
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"