Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 28 tháng 01 năm 2025,
Thêm một doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy dầu gạo 100 tấn mỗi ngày
Hồng Phúc - 01/07/2021 09:00
 
Nhà máy dầu gạo của Công ty Cỏ May Lai Vung hoạt động từ giữa năm 2022 sẽ góp phần gia tăng giá trị hạt gạo Việt Nam nói riêng và vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Nhà máy dầu gạo có diện tích 2,3 hecta vừa được Cỏ May khởi công tại khu công nghiệp Sông Hậu ở Lai Vung, Đồng Tháp. Đây là doanh nghiệp thứ hai của Việt Nam bước vào lĩnh vực sản xuất dầu gạo. 

Ban lãnh đạo Công ty TNHH Cỏ May Lai Vung đưa ra 2 lợi ích về kinh tế- xã hội của dự án này như  khi nhà máy đi vào hoạt động, lợi ích xã hội đầu tiên đó là tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Cùng với đó, giúp hoàn thiện hơn chuỗi giá trị cám gạo của tỉnh nhà nói riêng và xã hội nói chung. Cụ thể, giá cám nguyên liệu đầu vào tăng, thu nhập của người nông dân cũng được tăng theo.

Về mặt hiệu quả kinh tế, đây là một trong hai sản phẩm chính của dự án dầu gạo mà Cỏ May hướng đến. Sản phẩm còn lại là cám sau trích ly, gọi gọn là cám trích ly. 

Sản xuất dầu gạo đem lại hiệu quả kinh tế cao với công suất nhà máy xử lý 100 tấn cám nguyên liệu mỗi ngày giúp cho các nhà máy sản xuất thức ăn thuỷ sản của Cỏ May đảm bảo được nguồn nguyên liệu đầu vào. 

.
Người lao động làm việc trong nhà máy sản xuất lúa gạo của Cỏ May (Nguồn: Cỏ May).

Công suất thiết kế của dự án này là 100 tấn/ ngày, với hệ thống máy móc, thiết bị tự động trong các công đoạn sản xuất từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến công đoạn sản xuất sau cùng ra thành phẩm sau khi ban lãnh đạo Cỏ May đã tìm hiểu về công nghệ ở Nhật Bản và Ấn Độ.

Ông Phạm Minh Thiện, Tổng giám đốc Cỏ May Lai Vung cho biết, dầu gạo là sản phẩm nằm trong giá trị của cây lúa mà doanh nghiệp này đã theo đuổi trong 6 năm qua khi Cỏ May thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm giá trị gia tăng từ cây lúa, trong đó có dầu cám gạo, nấm rơm, các loại bánh từ gạo,…

Nguồn nguyên liệu cho nhà máy này sẽ đến từ các doanh nghiệp lúa gạo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, khi “vựa lúa” này cung cấp hơn 6 triệu tấn gạo xuất khẩu mỗi năm và các doanh nghiệp sẽ có nguồn cám gạo dồi dào để tinh chế dầu ăn.

Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (CALOFIC) là doanh nghiệp thường được nhắc đến mỗi khi nói đến mảng trích ly dầu gạo.

Từng chia sẻ trên báo chí, ông Trần Anh Dũng, giám đốc nhãn hiệu của CALOFIC cho biết, hơn 80% sản lượng dầu gạo trong nước đang được xuất khẩu cho các nước phát triển, chỉ 20% được tiêu thụ nội địa. 

Trong khi các thị trường nước ngoài đã quen thuộc với dầu gạo thì ở Việt Nam – quê hương lúa gạo, nhận thức của người tiêu dùng về công dụng của dầu gạo còn nhiều hạn chế.

Nguyên nhân được vị này chỉ ra là để sản xuất 1 ít dầu gạo phải cần đến 150- 200kg lúa.

Công nghệ tinh chế dầu gạo phức tạp hơn cả dầu ôliu, đòi hỏi phải tinh luyện cám trong vòng tối đa 6h sau khi tách khỏi hạt gạo nhằm giữ được hàm lượng Gamma-Oryzanol cao nhất,...

Các yếu tố này khiến dầu có giá cao hơn 10% đến 20% so với các loại dầu cọ, dầu đậu nành. 

Ngoài ra, rào cản khác là công tác tiếp thị công dụng của dầu gạo vẫn chưa tiếp cận được đông đảo người tiêu dùng nên sản lượng tiêu thị trong nước chưa cao.

Ông Dũng cho rằng, yếu tố cảm quan cũng khiến người tiêu dùng Việt Nam chưa thực sự "mở lòng" với dầu gạo, vì người dùng có xu hướng chọn các loại dầu vàng nhạt, trong khi dầu gạo nguyên chất có màu sắc sánh sẫm từ màu đặc trưng của lớp vỏ cám. Màu sắc càng sánh sẫm được cho là chứa nhiều Gamma-Oryzanol, tốt cho sức khỏe.

CALOFIC hiện có sản phẩm dầu gạo lứt tinh luyện, trích ly từ lớp vỏ cám của gạo lứt, đóng gói dưới nhãn hiệu Satellite, do Công ty TNHH Wilmar Marketing CLV, một thành viên của Tập đoàn Wilmar International phân phối độc quyền tại Việt Nam, Lào và Campuchia.

Nỗi lo ma trận giấy phép
Doanh nghiệp trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình lo ngại việc sửa đổi Nghị định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư