Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 23 tháng 12 năm 2024,
Theo dõi sát tổng nguồn xăng dầu tối thiểu của thương nhân
Thế Hải - 14/11/2024 09:29
 
Bộ Công thương sẽ theo dõi sát tình hình thực hiện tổng nguồn xăng dầu tối thiểu của các thương nhân đầu mối, nhất là những thương nhân thực hiện đạt thấp.
Bộ Công thương sẽ theo dõi sát Giám sát chặt tổng nguồn tối thiểu của các thương nhân đầu mối xăng dầu.
Bộ Công thương sẽ theo dõi sát tổng nguồn tối thiểu của các thương nhân đầu mối xăng dầu.

Việc này nhằm đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu cho thị trường những tháng còn lại của năm 2024.

Bộ Công thương cho biết sẽ thực hiện nghiêm túc các Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.

Trong hàng loạt các giải pháp, Bộ dõi sát tình hình thực hiện tổng nguồn tối thiểu của các thương nhân đầu mối, nhất là những thương nhân thực hiện đạt thấp; phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương các tỉnh, thành phố điều tiết, đảm bảo cân đối cung cầu xăng dầu trên từng địa bàn.

Trường hợp cần thiết, Bộ sẽ điều chuyển tổng nguồn tối thiểu từ các thương nhân không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện cho các thương nhân đầu mối khác nhằm đảm bảo cung cầu trên thị trường.

"Các thương nhân kinh doanh xăng dầu chủ động sản xuất, nhập khẩu bảo đảm cung cấp đầy đủ xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống; thực hiện nghiêm tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2024 được phân giao và dự trữ xăng dầu theo quy định", Bộ Công thương chỉ đạo.

Cùng đó, các thương nhân phải thực hiện nghiêm túc việc báo cáo kế hoạch sản xuất, nhập khẩu, mua xăng dầu của các nhà máy Lọc dầu, dự trữ lưu thông. Trong quá trình thực hiện nếu có nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Bộ để kịp thời có giải pháp xử lý; tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh (từ đầu mối, thương nhân phân phối, doanh nghiệp bán lẻ).

10 tháng năm 2024, công tác điều hành giá xăng dầu đã được Bộ Công thương phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, thực hiện nhất quán, đúng quy định (trong việc tính toán, xác định, điều hành giá) tại các nghị định kinh doanh xăng dầu, các Thông tư hướng dẫn và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới.

Đồng thời, sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá nhằm hạn chế mức biến động mạnh của giá xăng dầu trong nước so với biến động của giá thế giới (khi giá xăng dầu thế giới biến động tăng cao), góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh và sử dụng xăng dầu.

Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã qua 44 kỳ điều hành giá, theo đó. tại các kỳ điều hành này, liên Bộ đều không trích, lập Quỹ bình ổn xăng dầu. Theo Bộ Tài chính, tính tới hết quý II/2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn hơn 6.000 tỷ đồng, giảm khoảng 600 tỷ so với cuối 2023.

Năm 2024, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu được Bộ Công thương phân giao cho 36 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện là 28,43 triệu m3/tấn xăng dầu các loại. Trong đó: xăng dầu mặt đất: bao gồm xăng, diesel, dầu mazut, dầu hỏa: 27,45 triệu m3/tấn; nhiên liệu hàng không: bao gồm Jet A1, xăng tàu bay: 980.039 m3).

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư