
-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025
-
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
-
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng
-
ĐHĐCĐ FPT Retail: Ước tính doanh thu quý I/2025 đạt 11.670 tỷ đồng, tăng 29% -
Cảng Phước An ghi nhận lỗ kỷ lục 112,6 tỷ đồng sau khi đưa cảng vào vận hành
Vượt kế hoạch kinh doanh năm 2024
Trong quý IV/2024, Thép Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 9.874,33 tỷ đồng, tăng 35,7% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 196,02 tỷ đồng, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 4,8% về còn 4,3%.
Trong kỳ, dù doanh thu tăng 35,7% nhưng lợi nhuận gộp chỉ tăng 20,1% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 70,49 tỷ đồng lên 421,84 tỷ đồng.
Ngoài ra, cũng trong quý cuối năm 2024, doanh thu tài chính giảm 44,5% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 62,63 tỷ đồng về 78,26 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng nhẹ 2,7%, tương ứng tăng thêm 2,62 tỷ đồng lên 100,11 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 9,9%, tương ứng tăng thêm 27,01 tỷ đồng lên 299,87 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng 609%, tương ứng tăng thêm 49,45 tỷ đồng lên 57,57 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Ông Nghiêm Xuân Đa, Tổng giám đốc cho biết trong quý IV/2024, lượng tiêu thụ duy trì ở mức ổn định nhưng giá thép có xu hướng giảm nhẹ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của một số đơn vị trong hệ thống Tổng công ty. Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị khác vẫn có sự tăng trưởng về sản lượng tiêu thụ và tăng hiệu quả kinh doanh hơn so với năm 2023.
Ngoài ra, ông Đa cũng cho biết thêm lợi nhuận khác tăng đột biến do Công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên là Công ty con có phát sinh thêm thu nhập khác 55,1 tỷ đồng hoàn nhập chi phí cấp quyền khai thác khoáng sản đã trích quá từ những năm trước và tiền bán vật tư thu hồi trong quá trình sản xuất.
Luỹ kế trong năm 2024, Thép Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 36.188,17 tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 311,46 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 288,28 tỷ đồng, tức tăng thêm 599,74 tỷ đồng.
Được biết, trước khi có lãi trở lại trong năm 2024, Thép Việt Nam đã trải qua hai năm thua lỗ liên tiếp khi năm 2022 ghi nhận lỗ 760 tỷ đồng và năm 2023 tiếp tục lỗ thêm 288,28 tỷ đồng.
Trong năm 2024, Công ty lên kế hoạch tổng doanh thu 31.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 120 tỷ đồng.
Như vậy, kết thúc năm 2024 với lãi trước thuế đạt 356,1 tỷ đồng, Thép Việt Nam đã hoàn thành 296,8% so với kế hoạch năm.
Dòng tiền âm kỷ lục trong năm 2024 khi dư nợ vay tiếp tục tăng cao
Mặc dù có lãi trở lại nhưng về dòng tiền, trong năm 2024, Thép Việt Nam vẫn ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm tới 1.680,6 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 944,9 tỷ đồng. Ngoài ra, cũng trong kỳ, dòng tiền đầu tư dương 1.479,9 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 805,99 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ để bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh.
Được biết, theo dữ liệu trên iBoard của Chứng khoán SSI, từ năm 2011 tới năm 2023, dòng tiền kinh doanh của Thép Việt Nam ghi nhận âm kỷ lục chỉ 1.365 tỷ đồng năm 2021 và Công ty vừa trải qua hai năm dòng tiền dương liên tiếp.
Như vậy, năm 2024, dòng tiền kinh doanh chính của Thép Việt Nam ghi nhận âm kỷ lục, đồng thời quay trở lại mô hình thâm hụt dòng tiền sau 2 năm.
Về quy mô tài sản, tính tới ngày 31/12/2024, tổng tài sản của Thép Việt Nam tăng 7,7% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.798,6 tỷ đồng lên 25.145,5 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu 6.423,2 tỷ đồng tài sản dở dang dài hạn, chiếm 25,5% tổng tài sản; tồn kho ghi nhận 5.467 tỷ đồng, chiếm 21,7% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 3.054,5 tỷ đồng, chiếm 12,1% tổng tài sản; đầu tư tài sản dài hạn ghi nhận 2.888,5 tỷ đồng, chiếm 11,5% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận 2.437,9 tỷ đồng, chiếm 9,7% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Trong năm, tài sản biến động chủ yếu tồn kho tăng 35,1% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.420,1 tỷ đồng lên 5.467 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn tăng 9,5% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 266 tỷ đồng lên 3.054,5 tỷ đồng…
Như vậy, việc tồn kho và các khoản phải thu tăng cao, đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới dòng tiền âm kỷ lục trong năm 2024.
Ngoài ra, về phần nguồn vốn, tính tới cuối năm 2024, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của Thép Việt Nam tăng 16% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.247,2 tỷ đồng lên 9.027 tỷ đồng và bằng 96,2% vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 7.342,7 tỷ đồng và nợ vay dài hạn là 1.684,3 tỷ đồng.
Về diễn biến cổ phiếu, gần đây cổ phiếu TVN có dấu hiệu hút dòng tiền và bật tăng khi mà từ ngày 5/11/2024 đến ngày 7/2/2025, cổ phiếu TVN đã bật tăng 19,7% từ 7.100 đồng lên 8.500 đồng/cổ phiếu và vẫn tiếp tục xu hướng tăng.

-
ĐHĐCĐ FECON 2025: Tập trung vào dự án hạ tầng trọng điểm, nỗ lực bứt phá trong kỷ nguyên mới
-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025
-
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
-
ĐHĐCĐ Vietcombank: Mục tiêu lợi nhuận thận trọng, thương vụ bán 6,5% vốn vẫn chờ nhà đầu tư -
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng -
TVS lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 18%, thực hiện 4 - 5 thương vụ đầu tư tư nhân -
ĐHĐCĐ SIP: Ước tính lãi quý I/2025 đạt 402 tỷ đồng, tăng 55,87% -
ĐHĐCĐ FPT Retail: Ước tính doanh thu quý I/2025 đạt 11.670 tỷ đồng, tăng 29% -
ĐHĐCĐ Thép Nam Kim: Kế hoạch lãi 440 tỷ đồng và tiếp tục đầu tư nhà máy mới -
ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận 14.650 tỷ đồng, sẽ chia cổ tức nếu được cho phép
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế