Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Thị trường chứng khoán: Đã đến thời khắc mở đường cho doanh nghiệp FDI lên sàn
Nhiều thành viên thị trường, chuyên gia pháp lý ủng hộ quan điểm cần có cơ chế pháp lý rõ ràng cho doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chuyển đổi thành công ty đại chúng và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Liên quan đến phương án xây dựng quy định pháp lý hướng dẫn cho doanh nghiệp FDI chuyển đổi lên niêm yết trên TTCK Việt Nam, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, cơ quan này đang trong quá trình tổng hợp ý kiến bộ, ngành, để trên cơ sở đó hoàn tất cơ chế hướng dẫn doanh nghiệp FDI lên sàn, sau đó sẽ được trình Bộ tài chính xem xét trước khi trình Chính phủ quyết định.
Liên quan đến phương án xây dựng quy định pháp lý hướng dẫn cho doanh nghiệp FDI chuyển đổi lên niêm yết trên TTCK Việt Nam, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, cơ quan này đang trong quá trình tổng hợp ý kiến bộ, ngành, để trên cơ sở đó hoàn tất cơ chế hướng dẫn doanh nghiệp FDI lên sàn, sau đó sẽ được trình Bộ Tài chính xem xét trước khi trình Chính phủ quyết định

Không nên chậm thêm

“Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác...”. Ðây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 50/NQ-TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, vừa được ban hành.

Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc Công ty Luật Basico
Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc Công ty Luật Basico

Mở đường cho doanh nghiệp FDI lên sàn: Được nhiều hơn mất

Nếu Chính phủ có thêm các giải pháp cải cách, chẳng hạn như cho phép doanh nghiệp FDI được chuyển đổi thành công ty đại chúng và đưa cổ phiếu lên niêm yết trên thị trường chứng khoán thì sẽ thêm một tín hiệu tốt được phát đi. Ðó là khối doanh nghiệp FDI hoạt động ở Việt Nam được đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp nội địa, họ được thuận lợi đưa vốn ra - vào thị trường.

Việc mở đường cho doanh nghiệp FDI đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán còn giúp tăng cường hoạt động giám sát với khối doanh nghiệp này.

Bởi, thay vì chỉ có các cơ quan quản lý như đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế… giám sát khi hoạt động dưới mô hình doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp sẽ chịu thêm sự giám sát của nhà đầu tư, cổ đông và cơ quản quản lý, vận hành thị trường chứng khoán như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các sở giao dịch chứng khoán.

Ngoài ra, việc đưa doanh nghiệp FDI lên sàn chứng khoán sẽ giúp hàng hóa trên thị trường chứng khoán trong nước đa dạng hơn, mang lại cơ hội đầu tư mới cho nhà đầu tư. Thậm chí, nếu cơ chế này được xây dựng, vận hành tốt còn tạo hiệu ứng thu hút thêm dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.

Ðiều này cũng giúp nhà quản lý giám sát, kiểm soát các hoạt động mua bán, chuyển nhượng doanh nghiệp tốt hơn, giảm thiểu các hoạt động thao túng, không minh bạch trong quá trình mua bán doanh nghiệp ngoài sàn.

Từ định hướng trên, một số chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán cho rằng, đây là thời điểm chín muồi để mở đường cho khu vực doanh nghiệp FDI chuyển đổi sang doanh nghiệp đại chúng và đưa cổ phiếu lên niêm yết, giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam.Có nhiều lý do để các chuyên gia đưa ra nhận định trên. Ðầu tiên, nhiều nước khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài đưa cổ phiếu niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán, huống hồ doanh nghiệp FDI là những công ty đem vốn vào xây dựng nhà xưởng, hoạt động sản xuất - kinh doanh tại Việt Nam.

Thứ hai, quá trình thí điểm cho phép doanh nghiệp FDI lên niêm yết mang lại kết quả khá tích cực, thể hiện mục tiêu lên sàn của chủ doanh nghiệp FDI không phải hoàn toàn là để thoái vốn, “tháo chạy” khỏi Việt Nam như có ý kiến quan ngại, mà còn chứng minh một thực tế ngược lại.

Nhiều doanh nghiệp FDI được lên sàn theo cơ chế thí điểm trước đây hiện chủ ngoại vẫn nắm quyền điều hành, vẫn tăng vốn, mở rộng quy mô hoạt động, hiệu quả kinh doanh khá tốt như CTCP Everpia (mã chứng khoán EVE, sàn HOSE), CTCP Dây và cáp điện Taya Việt Nam (mã chứng khoán TYA, sàn HOSE), CTCP Công nghiệp Tung Kuang (mã chứng khoán TKU, sàn HNX)…

Thứ ba, doanh nghiệp FDI có nhu cầu lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Từ thực tiễn hoạt động của một đơn tư vấn niêm yết, ông Trần Thiên Hà, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán APG cho biết, hiện các doanh nghiệp FDI sau thời gian hoạt động tại Việt Nam, họ có nhu cầu đưa cổ phiếu lên sàn với nhiều mục tiêu khác nhau; trong đó, không phủ nhận có doanh nghiệp theo chu kỳ kinh doanh, họ muốn lên sàn để tìm cơ hội thoái vốn…

Với những doanh nghiệp có mục tiêu này, dù có cho lên sàn hay không họ vẫn tìm cách thoái vốn bằng nhiều cách khác nhau. Do đó, thà có cơ chế rõ ràng, thông thoáng cho doanh nghiệp FDI lên sàn để cơ quan quản lý dễ kiểm soát, giảm thiểu hành vi trốn thuế, vì các giao dịch mua bán doanh nghiệp ngoài sàn kém minh bạch hơn so với các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán….

Thứ tư, trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán, cũng như thực thi các giải pháp để gia tăng thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp chảy vào thị trường chứng khoán, việc cho phép doanh nghiệp FDI lên sàn chính là thêm một con đường thu hút dòng vốn ngoại đã được “Việt Nam hóa”.

Thứ năm, Luật Ðầu tư, Luật Chứng khoán đang được thúc đẩy sửa đổi theo hướng mở rộng không gian cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam.

Bởi vậy, việc mở cửa cho doanh nghiệp FDI lên sàn là thêm một cách để hiện thực hóa nỗ lực cải cách này của Việt Nam, qua đó mang lại lợi ích cho các bên liên quan…

Ở khía cạnh tích cực, việc cho phép doanh nghiệp FDI lên sàn sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam có thêm nguồn hàng mới, đáp ứng khẩu vị đầu tư đa dạng của giới đầu tư trong và ngoài nước.

Thực thi hiệu quả cơ chế cho phép doanh nghiệp FDI lên sàn, cùng với môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục có những bước tiến mới còn góp phần tạo hiệu ứng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp nước ngoài tích cực hơn trong thời gian tới…

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực trên, việc mở đường cho doanh nghiệp FDI cần đảm bảo tính chặt chẽ để tránh những… “tác dụng phụ”.

Chẳng hạn, cần kiểm soát chặt tình trạng chuyển giá. Vấn đề này cũng được đề cập tại Nghị quyết 50/NQ-TW của Bộ Chính trị: “Các hiện tượng chuyển giá, đầu tư "chui", đầu tư "núp bóng" ngày càng tinh vi và có xu hướng gia tăng…”.

Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC)
Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC)

Cần giám sát chặt chẽ doanh nghiệp FDI lên sàn

Ðể mở đường cho các doanh nghiệp FDI lên sàn chứng khoán Việt Nam đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, cũng như các bộ, ngành liên quan cần rà soát kỹ lưỡng các cam kết quốc tế mà Việt Nam phải thực thi, cũng như các lĩnh vực mở cửa tối đa, hay hạn chế sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.

Một khi quy định đã cụ thể thì tránh nại ra những lý do nhạy cảm để đưa ra những diễn giải mang tính không tạo thuận lợi cho doanh nghiệp FDI lên sàn.

Nếu vì e ngại doanh nghiệp FDI lên sàn rồi khi thua lỗ, chủ doanh nghiệp bỏ trốn, mà không mở đường cho họ lên sàn, thì khi họ tồn tại ngoài sàn vẫn phải khắc phục hậu quả.

Do đó, điều quan trọng là cần có cơ chế giám sát chặt chẽ, khả thi với các doanh nghiệp FDI lên sàn, đặc biệt là tuân thủ các quy định về minh bạch báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, cũng như các loại thông tin khác như quy định của pháp luật chứng khoán… Khung pháp lý tốt sẽ chặn được rủi ro phát sinh, cũng như giải quyết tốt các hậu quả không mong muốn.

Nếu tình trạng này không được kiểm soát tốt, thì có khi máy móc, thiết bị chỉ có giá trị 5 đồng, nhưng khi vào Việt Nam, họ kê khai lên 20 - 30 đồng. Nếu khâu kiểm toán và định giá doanh nghiệp trước khi lên sàn không khách quan, chuẩn xác sẽ khiến nhà đầu tư đối mặt với rủi ro mua cổ phiếu của doanh nghiệp FDI chuyển đổi với giá cao.

Thời gian qua, đã có hiện tượng một số doanh nghiệp FDI do làm ăn thua lỗ, nợ lương công nhân, lãnh đạo bỏ trốn về nước. Tình trạng này nếu xảy ra với doanh nghiệp FDI sau khi chuyển đổi và đưa cổ phiếu lên niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ tác động tiêu cực không chỉ đến nhà đầu tư đại chúng, mà cả thị trường chứng khoán.

Cần những “van” điều tiết nào?

Ðiều quan trọng khi xây dựng cơ chế cho doanh nghiệp FDI lên sàn, theo ý kiến từ chuyên gia là cần đánh giá kỹ lưỡng các cam kết mà doanh nghiệp FDI thực hiện khi được cấp phép đầu tư.

Ngoài các điều kiện niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) như quy định hiện hành, với khối doanh nghiệp FDI khi lên sàn, nên cân nhắc đưa ra thêm các tiêu chí mà các doanh nghiệp này phải đáp ứng về: thời gian hoạt động tại Việt Nam; mức tăng trưởng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận hàng năm; tỷ lệ chuyển giao công nghệ… Ðiều này sẽ giúp lọc được các doanh nghiệp FDI có chất lượng để đưa lên sàn.

Muốn kiểm soát việc nhà đầu tư nước ngoài đưa doanh nghiệp lên sàn để thoái vốn, nhà quản lý có thể nên cân nhắc đưa ra quy định cổ đông lớn, cổ đông sáng lập nước ngoài phải chịu hạn chế giao dịch cổ phiếu trong một khoảng thời gian, chẳng hạn trong vòng 3 năm kể từ ngày lên niêm yết.

Trách nhiệm của kiểm toán, công ty xác định giá trị doanh nghiệp cần phải được tăng cường. Nếu doanh nghiệp đã từng áp dụng các chiêu trò chuyển giá, khiến cho vật tư, thiết bị, máy móc tăng cao hơn giá trị của chúng trên thị trường thì nhiệm vụ của kiểm toán, đơn vị xác định giá trị doanh nghiệp là phải đưa những giá trị ảo này về giá trị thật, để giá cổ phiếu chào bán ra thị trường sát thực với giá trị doanh nghiệp, tránh rủi ro cho nhà đầu tư mua cổ phiếu giá cao.

Cũng cần có cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chủ doanh nghiệp FDI sau khi chuyển đổi phải chịu trách nhiệm về tình trạng kinh doanh thua lỗ, chứ không thể bỏ trốn.

Thậm chí, ở cấp cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, đăng ký kinh doanh, cần có cơ chế hợp tác với cơ quan quản lý các nước có doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam để buộc chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm xử lý đến cùng các vấn đề xảy ra tại doanh nghiệp, chứ không phải bỏ trốn là phủi trách nhiệm.

Trị “bệnh” vốn mỏng của doanh nghiệp FDI
Nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp vẫn đang ở mức cao và tập trung chủ yếu ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư