-
Viettel Post chia cổ tức tiền mặt gần 183 tỷ đồng -
Vợ ông Nguyễn Thiện Tuấn nhận thừa kế 20,7 triệu cổ phiếu -
Cao su Tân Biên chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 22% -
Imexpharm chốt thưởng cổ phiếu tỷ lệ 1:1 -
Cổ phiếu của VNG hồi phục mạnh -
Cổ phiếu Angimex tăng trần liên tiếp
Chứng khoán toàn cầu nhuộm đỏ, dòng ngân hàng kéo VN-Index hồi phục sau khi rơi sâu
Thị trường chứng khoán - hàn thử biểu của nền kinh tế nhanh chóng phản ánh tâm lý bi quan của nhà đầu tư toàn cầu trước những thông tin về căng thẳng giữa Nga và Ukraine.
Lần đầu tiên, Nga tuyên bố không xem Donbass là một phần lãnh thổ của Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/2 ký sắc lệnh công nhận độc lập của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng và Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng, 2 khu vực ly khai gọi chung là Donbass ở miền Đông Ukraine và sau đó đã điều lực lượng vào khu vực này.
Nhà Trắng đã đáp trả bằng cách ban hành một lệnh hành pháp cấm hoạt động kinh tế giữa hai khu vực Ukraine và các cá nhân Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu cũng cho biết sẽ thực hiện các biện pháp bổ sung. Ngoài căng thẳng địa chính trị, các nhà đầu tư cũng đang dõi theo động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về kế hoạch tăng lãi suất nhiều lần bắt đầu từ tháng 3 để kiềm chế lạm phát gia tăng.
Sắc đỏ phủ lên hầu hết các các sàn chứng khoán châu Á - thị trường đã kết thúc phiên giao dịch ngày 22/02. Còn tại Mỹ, hợp đồng tương lai các chỉ số chứng khoán chính đều lao dốc báo hiệu một phiên đỏ lửa đêm nay. Chỉ số Dow Jones tương lai giảm 1,5%, S&P 500 kỳ hạn mất 1,8% và Nasdaq 100 kỳ hạn giảm 2,6%.
Chứng khoán Việt Nam cũng không nằm ngoài diễn biến chung. VN-Index đã có thời điểm “bốc hơi” 25 điểm vào đầu giờ chiều. Tuy nhiên, sự hồi phục của nhiều cổ phiếu ngân hàng đã ghìm chân đà giảm của chỉ số sàn HoSE. Dù giao dịch vẫn phân hoá với số mã tăng/giảm ngang ngửa nhưng một số cổ phiếu ghi nhận mức tăng mạnh như MBB (+5,36%), NVB (+3,26%), STB (+1,51%)…
Nhóm 10 cổ phiếu đóng góp nhiều điểm tăng nhất cho VN-Index phiên nay có đến một nửa từ dòng ngân hàng, đứng đầu là MBB, BID. Đà tăng của giá dầu thế giới cùng việc giá xăng dầu trong nước hôm qua đã tăng lần thứ 5 liên tiếp khiến dòng tiền tìm đến cổ phiếu như PLX, OIL, GAS…
Ngoài ra, cổ phiếu ngành bán lẻ đều tăng mạnh. Cổ phiếu FPT Retail (FRT) hay Petrosetco (PET) đều tăng kịch biên độ, trong khi đó MWG và PNJ lần lượt tăng 2,8% và 3,3%, đều nằm trong top 10 cổ phiếu tác động tích cực đến chỉ số chung.
Ở chiều ngược lại, một số dòng cổ phiếu giao dịch thăng hoa phiên hôm qua nhưng lại sớm “quay xe” điều chỉnh như chứng khoán, bất động sản. Cổ phiếu Vingroup sau phiên tăng 1,7% hôm qua nay đã quay đầu giảm 1,9%, đóng cửa ở mức 82.000 đồng/cổ phiếu. Nhóm các cổ phiếu kéo VN-Index rơi còn có DIG, VHM cùng ngành bất động sản hay MSN, VCB, VNM.
Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index chỉ còn giảm 7,37 điểm (-0,49%) xuống 1.503,47 điểm. HNX-Index giảm 6,56 điểm (-1,49%) xuống 434,43 điểm. UPCoM-Index giảm 0,66 điểm (-0,58%) xuống 113,01 điểm. Toàn sàn có 585 mã giảm, 18 mã giảm sàn, trong khi chỉ có 308 mã tăng và 40 mã tăng trần.
VN-Index rơi sâu nhưng phục hồi đáng kể trong phiên chiều.
Dòng tiền lớn trở lại, thanh khoản cao nhất từ sau Tết Nhâm Dần
Điều tích cực đáng ghi nhận trong phiên hôm nay là sự trở lại của dòng tiền. Giá trị giao dịch trên ba sàn đạt 33.638 tỷ đồng, tăng gần 20% so với phiên 21/2. Dòng tiền chảy vào ồ ạt khi VN-Index rơi sâu vào đầu giờ chiều. Trong đó giá trị khớp lệnh đạt 32.100 tỷ đồng, tăng 34% so với phiên trước. Riêng sàn HoSE, thanh khoản đạt 28.327 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ phiên 18/1/2021. Cũng khá lâu, thị trường mới xuất hiện một vài cổ phiếu đạt mức thanh khoản ngàn tỷ đồng.
Cổ phiếu MBB hút mạnh dòng tiền trong phiên hôm nay. Không chỉ là cổ phiếu ngân hàng tăng giá mạnh nhất, giá tri giao dịch cổ phiếu MBB còn đạt trên 1.250 tỷ đồng. Thanh khoản cổ phiếu DIG cũng xấp xỉ 1.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 3 phiên tăng mạnh, cổ phiếu DIG quay đầu giảm kịch biên độ. Khối lượng giao dịch cũng cao gấp vài lần các phiên gần đây.
Theo số liệu từ Fiingroup, riêng trên các giao dịch khớp lệnh sàn HoSE, các nhà đầu tư cá nhân trong nước là bên mua ròng (533 tỷ đồng). Trong khi đó, tổ chức trong nước bán ròng 105 tỷ đồng, tự doanh bán ròng 320 tỷ đồng và khối ngoại bán ròng hơn 108 tỷ đồng. Trên cả ba sàn, các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 100 tỷ đồng, tập trung chính ở PLX (63 tỷ đồng), NVL (36 tỷ đồng) hay FRT (32 tỷ đồng). Một số cổ phiếu bất động sản vẫn được khối ngoại ưa thích giải ngân thêm như DXG (78 tỷ đồng), VHM (60 tỷ đồng) hay KDH (28 tỷ đồng).
-
VN-Index ngắt mạch giảm, cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt -
Imexpharm chốt thưởng cổ phiếu tỷ lệ 1:1 -
Cổ phiếu của VNG hồi phục mạnh -
Siba Group sắp huy động vốn từ cổ đông để thanh toán công nợ -
Cổ phiếu Angimex tăng trần liên tiếp -
Cổ phiếu Novaland giảm sàn sau tin bị cắt margin, VN-Index giảm về 1.253 điểm -
Hơn 1,41 triệu tài khoản chứng khoán mở mới trong 8 tháng từ đầu năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang