Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 03 tháng 05 năm 2024,
Thị trường lúa gạo thuận lợi, doanh nghiệp lên kế hoạch tăng trưởng bứt phá
TL - 15/03/2022 13:31
 
Đơn hàng tấp nập ngay từ đầu năm giúp ngành lúa gạo có khởi đầu thuận lợi, hàng loạt doanh nghiệp đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận bứt phá trong năm nay, điển hình như Angimex.
f
ĐHĐCĐ Angimex đã thông qua kế hoạch tăng trưởng doanh thu tăng gấp đôi năm 2022

Doanh nghiệp lên kế hoạch tăng trưởng lạc quan

Thị trường hồi phục dần sau Covid-19 và chiến sự tại Ukraine thúc đẩy nhu cầu dự trữ lương thực tăng nhanh khiến thị trường xuất khẩu gạo năm nay được dự báo thuận lợi hơn nhiều so với năm ngoái.Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp cho biết đã nhận được những đơn hàng lớn.

Đơn cử, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) cho biết, chỉ riêng 2 tháng đầu năm đã xuất khẩu được hơn 28.000 tấn, gạo với doanh thu 321,2 tỷ đồng. Công ty cổ phần Nông sản Lộc Trời (Tập đoàn Lộc Trời) cũng vừa hoàn tất đợt hàng đầu năm hơn 4.500 tấn gạo trị giá hơn 3 triệu USD (80 tỷ đồng), gồm gạo thơm, gạo trắng, gạo lứt và nếp. Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) cũng đã xuất lô hàng gạo hơn 11.000 tấn sang Hàn Quốc...

Trước tình hình thị trường thuận lợi, cơ hội bứt phá lớn, hàng loạt doanh nghiệp đưa ra kết hoạch tăng trưởng khả quan năm nay. Tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra sáng nay (15/3), Angimex đã thông qua kế hoạch doanh thu năm 2022 tăng gấp đôi.

Lãnh đạo Angimex cho hay, năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do Covid 19, logistics đình trệ, giá cước tăng cao… song doanh thu và lợi nhuận của công ty lần lượt đạt 200% và 190% so với cùng kỳ. Năm nay, dự báo thị trường thuận lợi, công ty đặt mục tiêu doanh thu từ ngành lương thực tăng gấp đôi (6.600 tỷ đồng), lợi nhuận tăng hơn 22%. Bên cạnh tập trung phát triển các thị trường xuất khẩu truyền thống, công ty dự định sẽ mở rộng thêm thị trường mới, khai thác bền vững thị trường nội địa.

“Với sự đầu tư mạnh hệ thống máy móc và thiết bị, Angimex đang nâng năng lực sản xuất lên 700.000 – 1 triệu tấn gạo/năm, mục tiêu trở thành đơn vị xuất khẩu lớn nhất Việt Nam”, lãnh đạo công ty cho biết.

Ngoài Angimex, nhiều doanh nghiệp cũng đang khẩn trương đầu tư kho chứa, nhà máy hiện đại, liên kết với người dân các các địa phương xây dựng vùng trồng lúa chất lượng cao chuyên xuất khẩu đi Mỹ và châu Âu.   

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA),  xuất khẩu gạo năm nay tiếp tục duy trì thứ hạng tốt do ngành lúa gạo Việt Nam ngày càng được cải thiện về chất lượng. Tỷ trọng gạo thơm tăng lên, năng suất lúa được cải thiện. Các doanh nghiệp lớn như Lộc Trời, Tân Long, Intimex, Trung An, Angimex… tiếp tục được đối tác ký kết các đơn hàng lớn, giá trị cao. Các chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo nhiều khả năng tăng từ tháng 3/2022, khi vụ Đông Xuân cho thu hoạch rộ.  

Xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng mạnh

Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tháng 2/2022, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 400.000 tấn, trị giá 191 triệu USD. Lũy kế 2 tháng đầu năm, tổng khối lượng gạo xuất khẩu nước ta đạt 906.000 tấn tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2021, trị giá 437 triệu USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Trung Quốc mở cửa khẩu trở lại, nhu cầu nhập khẩu của các thị trường truyền thống như Philippines, Malaysia, Mỹ, châu Phi, Hàn Quốc... đều tăng cao. Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo sang châu Âu dự báo sẽ tăng mạnh trong năm nay nhờ Hiệp định thương mại tự do (EVFTA)… đang mở ra những cơ hội bứt phá cho xuất khẩu gạo Việt Nam. 

Trong chiến lược phát triển dài hạn, Angimex đặt mục tiêu trở thành “Top 1” xuất khẩu gạo và chiếm lĩnh thị trường gạo nội địa. Ngay trong quý I/2022, Angimex sẽ ra mắt thương hiệu mới Công ty TNHH MTV dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao Angimex (AGM Agritech) để hoàn thiện chuỗi cung ứng lúa gạo phục vụ hệ sinh thái của công ty (AGM Agritech cung cấp máy móc, thiết bị nông nghiệp công nghệ cao cho nông dân) 

Ông Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch Hội đồng HĐQT Angimex

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho hay liên tục nhận được các đơn hàng lớn trong hai tháng đầu năm nay, chủ yếu từ Trung Quốc, Philippines, Bờ Biển Nga, Malaysia. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 3/2021, nhiều doanh nghiệp đã nhận được một số hợp đồng gạo thơm từ châu Âu.

Với triển vọng khả quan của thị trường, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2022 vẫn bảo đảm từ 6 - 6,2 triệu tấn, tương đương năm 2020 và 2021. Dù lượng không có sự đột phá, song giá trị xuất khẩu gạo đang ngày một tăng cao và dần khẳng định vị thế trên thị trường thế giới.

VFA khuyến cáo, các doanh nghiệp nên lưu thị phân khúc gạo thơm xuất khẩu cho thị trường EU, tận dụng EVFTA. Theo cam kết, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm. Cam kết này giúp Việt Nam mỗi năm có thể xuất khẩu khoảng 100.000 tấn vào EU. Đặc biệt, đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm, mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có lợi thế để cạnh tranh với gạo của các nước khác khi xuất khẩu vào thị trường này.

Năm 2021, xuất khẩu gạo đạt 6,24 triệu tấn gạo, khối lượng đứng im nhưng trị giá gần 3,29 tỷ USD, giá trung bình đạt 526,8 USD/tấn, tăng 5,3% kim ngạch nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng 5,5%.

Không chỉ xuất khẩu, ngành lúa gạo trong nước còn được hậu thuẫn bởi thị trường nội địa với nhu cầu rất cao. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mỗi năm, tiêu thụ nội địa ổn định ở khoảng 9,3 - 9,4 triệu tấn, cao gấp rưỡi lượng gạo xuất khẩu. 

Louis Holdings kỳ vọng tăng trưởng mạnh năm 2022
Hàng loạt công ty thành viên vừa công bố kết quả kinh doanh khả quan năm 2021, Louis Holdings kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh năm 2022.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư