
-
ACBS dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo
-
Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HoSE
-
Huy động thành công 780 tỷ đồng, F88 có thêm động lực bứt tốc trước khi lên sàn UPCoM
-
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng
-
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng -
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ
Bộ Tài chính đánh giá, năm 2013, thị trường tài chính diễn biến ổn định và tích cực hơn. Ông nhận định thế nào?
Nhìn lại diễn biến, cũng như kết quả trên thị trường trái phiếu chính phủ, thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm thời gian qua có thể khẳng định, đánh giá trên phản ánh đúng diễn biến của thị trường tài chính.
![]() | ||
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh |
Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2013, quy mô giao dịch bình quân trên thị trường chứng khoán đạt 2.578 tỷ đồng/phiên, tăng 31% so với năm 2012; mức vốn hóa toàn thị trường đạt 964.000 tỷ đồng, tăng 199.000 tỷ đồng so với cuối năm 2012.
Đáng lưu ý, tổng nguồn vốn nước ngoài trên thị trường chứng khoán tăng 54% với giá trị danh mục tăng thêm 3,8 tỷ USD so với cuối năm 2012. Tổng giá trị huy động vốn trên thị trường chứng khoán năm qua ước tăng 25% so với năm 2012...
Với những kết quả đã đạt được, thị trường chứng khoán Việt Nam được Tạp chí Euro Money xếp vào loại tăng trưởng cao nhất châu Á trong năm 2013. Đây là nền tảng để phát triển thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng trong những năm tiếp theo, phục vụ huy động vốn cho đầu tư phát triển và tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Đối với thị trường trái phiếu chính phủ và thị trường bảo hiểm thì sao, thưa ông?
Thị trường trái phiếu Việt Nam năm 2013 được nhiều chuyên gia tài chính, ngân hàng quốc tế đánh giá có mức tăng trưởng tốt nhất châu Á với quy mô huy động trái phiếu chính phủ đạt 195.000 tỷ đồng, tăng 16% (không tính 100.000 tỷ đồng huy động để đảo nợ), qua đó, tạo nguồn vốn huy động quan trọng cho ngân sách, cũng như cho đầu tư phát triển. Thị trường thứ cấp trái phiếu chính phủ giao dịch sôi động hơn, thành viên giao dịch ngày càng chuyên nghiệp hơn, phương thức giao dịch hiện đại hơn.
Tương tự, thị trường bảo hiểm năm 2013 cũng có sự phát triển đáng khích lệ. Cụ thể, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 44.388 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2012. Tổng số tiền mà các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 109.000 tỷ đồng, tăng 21,7% so với năm 2012.
Vấn đề đặt ra là, năm 2014, Bộ Tài chính sẽ phát hành 400.000 tỷ đồng trái phiếu đồng thời với việc đẩy mạnh cổ phần hóa. Với khối lượng vốn này, liệu thị trường tài chính có hấp thụ được?
Năm nay, Quốc hội yêu cầu Bộ Tài chính phát hành 100.000 tỷ đồng cho đầu tư, 224.000 tỷ đồng bù đắp bội chi và 70.000 tỷ đồng để đảo nợ. Như vậy, tổng khối lượng trái phiếu chính phủ phát hành năm nay tăng gần 100.000 tỷ đồng so với năm 2013.
Nhìn vào con số trái phiếu chính phủ phát hành trong năm nay, nhiều người lo ngại sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán, bảo hiểm và việc cổ phần hóa, phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo tôi, việc Chính phủ tăng khối lượng trái phiếu không ảnh hưởng đến thị trường khác.
Vấn đề quan trọng là, điều hành lãi suất trái phiếu chính phủ phải linh hoạt, phù hợp với điều hành chính sách tiền tệ. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu để vay nợ, hoặc huy động vốn qua phát hành cổ phiếu phải minh bạch trong hoạt động; có hệ thống quản trị công ty, quản trị rủi ro hiệu quả; có dự án khả thi, phương án sản xuất - kinh doanh hiệu quả; có khả năng trả được nợ, thì nhà đầu tư sẽ tham gia đấu thầu cổ phiếu lần đầu khi cổ phần hóa, mua trái phiếu hoặc cổ phiếu khi doanh nghiệp phát hành.
Nhưng nguồn lực trong nước chỉ có hạn, vì vậy, muốn phát triển ổn định thị trường tài chính cần phải có cơ chế, chính sách khuyến khích nhà đầu tư, thưa ông?
Vấn đề đặt ra là, phải phát triển thị trường tài chính để huy động tối đa nguồn trong xã hội đầu tư cho nền kinh tế, nhằm thể chế hóa quan điểm “thị trường tài chính phải trở thành kênh dẫn vốn trung hạn và dài hạn ngày càng quan trọng”.
Muốn thực hiện được điều này, theo tôi, cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; quyết liệt thực hiện cổ phần hóa, đấu giá cổ phần doanh nghiệp nhà nước, nhằm cung cấp hàng hóa có chất lượng cao cho thị trường…
Mạnh Bôn

-
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng -
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng -
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ -
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường -
Góc nhìn TTCK tuần 19-23/5: VN-Index tiệm cận vùng kháng cự, có khả năng điều chỉnh -
Tín hiệu đổi chủ tại Chứng khoán APG -
Rao bán cổ phần PVST lần hai: Không giảm giá, ai sẽ mua?
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao