
-
Cầu cảng số 3 Vũng Áng - Hà Tĩnh chính thức được mở cửa
-
Lộ trình giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 của Hải Phòng
-
Hải Dương dừng 6 dự án đầu tư công, lập quy hoạch 198 đồ án khu dân cư mới
-
Hậu Giang chấm dứt hoạt động Nhà máy Điện gió Long Mỹ 1
-
Hà Nội chốt phương án tuyến đường nối với Sân bay Gia Bình -
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt và đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
![]() |
Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của UMC (Nhật Bản) tại Hà Nam. Ảnh: Đức Thanh |
Cấp tập dự án lớn
Liên tục các dự án đầu tư nước ngoài quy mô lớn được các địa phương trao chứng nhận đăng ký đầu tư những ngày gần đây. Lớn nhất trong số này có lẽ là Dự án Trina Solar Cell tại Khu công nghiệp Yên Bình (Thái Nguyên). Với tổng vốn đầu tư trên 454 triệu USD, Dự án dự kiến mở rộng việc sản xuất các thanh silic đơn tinh thể, tấm tế bào quang điện tại Thái Nguyên.
Trước dự án trên, Trina Solar đã đầu tư tại tỉnh này 2 dự án, với tổng vốn đầu tư 478 triệu USD. Thêm phần đầu tư mới, tổng cộng, Trina Solar đã dốc vào Thái Nguyên 932 triệu USD, một con số không nhỏ. Theo kế hoạch, dự án mới sẽ được khởi công xây dựng trong tháng 5/2024 để có thể đi vào hoạt động từ tháng 3/2025, qua đó nâng tổng giá trị sản xuất của Trina Solar tại Thái Nguyên lên 2,7-2,8 tỷ USD/năm, tạo việc làm cho trên 4.300 lao động.
“Chúng tôi mong muốn Trina Solar đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án và đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm phát triển của Công ty”, ông Lê Kim Phúc, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên nói.
Trong khi đó, Quảng Ninh vừa trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho 2 dự án quy mô lớn, với tổng mức đầu tư trên 330 triệu USD. Trong đó, Dự án sản xuất tấm silic đơn tinh thể và thanh silic đơn tinh thể quang điện Gokin Solar Hải Hà Việt Nam có vốn đầu tư 275 triệu USD; Dự án sản xuất vòng bi, thiết bị chuyển động tuyến tính của IKO Thompson Việt Nam có vốn đầu tư 57 triệu USD.
Quảng Ninh thời gian gần đây đã trở thành một “thỏi nam châm” thu hút đầu tư nước ngoài. Năm ngoái, Quảng Ninh thu hút được hơn 3,1 tỷ USD, đứng vị trí thứ ba trong các địa phương thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài nhất. Con số năm nay có thể tiếp tục khả quan, bởi chỉ tính từ đầu năm tới nay, đã có 478 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Quảng Ninh. Dự kiến, chỉ trong quý đầu tiên của năm 2024, con số có thể lên tới 1 tỷ USD.
Ngoài 3 dự án quy mô lớn trên, thông tin gần đây cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài đang tiếp tục quan tâm đổ vốn vào Việt Nam. Một ví dụ, đó là Công ty Aekyung Chemical (Hàn Quốc) vừa hoàn tất việc mua lại 50% cổ phần của Công ty TNHH Hóa chất chất hóa dẻo VINA (VPCHEM), công ty con tại Việt Nam của LG Chemical.
Chỉ riêng các dự án này, có thể nói, đã đóng góp đáng kể vào dòng đầu tư nước ngoài vẫn đang tiếp tục chảy vào Việt Nam thời gian gần đây. Khi bài báo này lên khuôn, số liệu thống kê về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2024 chưa được Cục Đầu tư nước ngoài công bố chính thức. Tuy vậy, sau con số hơn 2,36 tỷ USD của tháng đầu năm, tăng hơn 40,2% so với cùng kỳ năm trước, cộng thêm xu hướng tích cực trong thời gian gần đây, nhiều khả năng con số thống kê của chung 2 tháng sẽ khả quan.
Bức tranh khả quan
Không phải ngẫu nhiên mà mới đây, khi phác họa bức tranh khả quan cho ngành bất động sản công nghiệp trong nước, ông Alex Crane, Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn bất động sản Knight Frank Việt Nam đã nói về một “viễn cảnh tươi sáng”, nếu xét về lưu lượng đầu tư, phát triển các công trình xây sẵn chất lượng cao và nhấn mạnh những chuyển biến đầy tích cực trong giá đất thời gian gần đây.
Với việc trở thành tâm điểm của dòng đầu tư toàn cầu những năm gần đây, bất động sản công nghiệp tại Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn hơn và phát triển mạnh mẽ. Ông Thomas Rooney, Quản lý Cấp cao Bộ phận Tư vấn công nghiệp, Savills Hà Nội thậm chí đã nhắc tới một triển vọng sáng sủa tại các “điểm nóng” thu hút đầu tư, như Bắc Ninh hay Vĩnh Phúc, khi mà có nhiều hoạt động đầu tư đang diễn ra âm thầm tại đây và sẽ có thêm nhiều thông tin về các nhà đầu tư nước ngoài khởi công dự án trong năm 2024.


Hơn thế, tâm điểm chú ý đang hướng về Hưng Yên, Hà Nam, thậm chí là Nam Định và Thái Bình. Theo ông Thomas Rooney, sắp tới, các địa phương này sẽ ghi nhận mức phát triển nổi bật về bất động sản công nghiệp, khi đã chứng kiến các khoản đầu tư vào các dự án công nghệ cao, điện tử.
Bức tranh xem ra khá sáng sủa, nhất là khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhắc rất nhiều về cơ hội thu hút đầu tư trong các lĩnh vực như AI, bán dẫn. Tuy vậy, một cách thẳng thắn, Bộ trưởng cho rằng, còn rất nhiều thách thức mà Việt Nam có thể phải đối mặt trong năm 2024, bao gồm việc các nhà đầu tư đang có xu hướng tìm kiếm cơ hội đầu tư vào quốc gia lân cận để rút ngắn bớt chuỗi cung ứng.
“Cạnh tranh trong thu hút đầu tư ngày càng khốc liệt. Một số nước từ khu vực như Thái Lan, Indonesia và Malaysia với nguồn lực tốt hơn, giảm thuế hoặc hỗ trợ nhiều hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Bộ trưởng cho rằng, điều này đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục rà soát, điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp với xu hướng đầu tư toàn cầu, trong đó có việc sớm ban hành các chính sách phù hợp để thích ứng hiệu quả, linh hoạt trước tác động của thuế tối thiểu toàn cầu, đảm bảo niềm tin của nhà đầu tư, duy trì sự hấp dẫn của môi trường đầu tư.
Liên quan đến vấn đề này, ông Alex Crane nhấn mạnh việc một số nhà sản xuất lớn đã lựa chọn đầu tư vào các quốc gia khác sau khi cân nhắc chi phí. “Cần quan tâm đến tầm quan trọng của việc khuyến khích, thu hút đầu tư từ những nhà sản xuất hàng đầu thế giới trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu đã được áp dụng tại Việt Nam, khiến nhiều nhà sản xuất, doanh nghiệp lớn mất đi ưu đãi về thuế”, ông Alex Crane nói.
Tương tự, ông Nguyễn Quốc Sỹ, Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT cũng nhắc đến việc nhiều quốc gia khác, như Đức, Ba Lan đã “trải thảm đỏ”, có nhiều “offer” tốt để thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực bán dẫn. “Chúng ta phải có cách tiếp cận đặc biệt, có cơ chế đặc biệt cho các nhà đầu tư công nghiệp bán dẫn”, ông Nguyễn Quốc Sỹ nhấn mạnh.

-
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt và đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô -
Việt Nam bứt phá với cải cách pháp luật, tạo bệ phóng cho chuyển đổi năng lượng -
Khởi công 2 dự án hơn 4.000 tỷ đồng tại khu công nghiệp Phong Điền, TP Huế -
Phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung đô thị Hiệp Hòa thuộc tỉnh Bắc Giang đến năm 2045 -
Lợi ích lớn từ phát triển vận tải thủy ven biển bền vững, an toàn -
TP.HCM mời doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư trung tâm tài chính -
Quảng Trị khởi công khu cảng cạn 236 tỷ đồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 26/3
-
2 Doanh nghiệp du lịch phải hành động nhanh để khai phá thị trường xanh
-
3 TP.HCM sẽ chọn nhà thầu tuyến metro số 2 theo mô hình chìa khóa trao tay
-
4 Khu đô thị "không bóng người ở" tại Nhơn Trạch
-
5 Kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ nền kinh tế không rào cản - Bài 2: Bài toán giảm ma sát hay tăng lực đẩy
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Hai tổ chức tài chính thuộc Chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
-
Công bố Top 10 doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 - ngành bán lẻ
-
Stown Gateway ra mắt chính sách thanh toán 0 đồng đến khi nhận nhà
-
Yên Bình New Horizon bùng nổ giao dịch ngay tại dự án mỗi ngày
-
Công bố Top 10 ngân hàng - ESG Việt Nam Xanh 2025