-
HNG hết nợ Hoàng Anh Gia Lai -
Vinafood II đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 gần 17.700 tỷ đồng -
Vừa niêm yết, Asia Group đã bị xử phạt vì sử dụng hoá đơn không hợp pháp -
Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương hé lộ 8 nhà đầu tư mua 35 triệu cổ phiếu -
Hai công ty bất động sản vừa huy động trái phiếu “khủng” dịp cuối năm -
Tasco muốn thế chấp vốn công ty con để phát hành tối đa 500 tỷ đồng trái phiếu
Thiên Tân lãi lớn khi cổ phiếu phát hành riêng lẻ hết thời gian hạn chế chuyển nhượng
Cụ thể, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Thiên Tân vừa bán ra 3.362.400 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 16,01% về còn 15,46% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 11/10/2022.
Nếu tính theo giá đóng cửa ngày 11/10 là 24.650 đồng/cổ phiếu, ước tính Thiên Tân đã thu về số tiền lên tới 82,88 tỷ đồng.
Được biết, ngày 7/10/2021, DIC Corp đã phát hành riêng lẻ 75 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng/cổ phiếu để huy động 1.500 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu chỉ bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm. Như vậy, ngày 7/10/2022, toàn bộ 75 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ sẽ được tự do chuyển nhượng.
Kể từ thời điểm phát hành ưu đãi, DIC Corp đã thực hiện phát hành trả cổ tức và thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 22%. Như vậy, ước tính giá gốc mua 75 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ bị pha loãng về 16.393 đồng/cổ phiếu.
Trong danh sách nhà đầu tư tham gia đợt phát hành riêng lẻ bao gồm 6 nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Trong đó, CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân được mua tới 38 triệu cổ phiếu, ước tính lãi 414,5 tỷ đồng sau 1 năm nắm giữ; ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT và hai người con là Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Thị Thanh Huyền được mua tổng cộng 25 triệu cổ phiếu, ước tính lãi 272,7 tỷ đồng; ông Cao Văn Vũ được mua 10 triệu cổ phiếu, lãi 109,1 tỷ đồng; và CTCP Chứng khoán Liên Việt được mua 2 triệu cổ phiếu, lãi 21,8 tỷ đồng.
Như vậy, nếu tính theo giá mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ cách đây 1 năm và giá phiên ngày 11/10, ước tính CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân sẽ lãi tối thiểu 27,76 tỷ đồng (vốn đầu tư 55,1 tỷ đồng), tương ứng hiệu suất đầu tư sau hơn 1 năm là 50,4%.
Thiên Tân và Him Lam liên tục bán cổ phiếu DIG từ cuối năm 2021 tới nay (Nguồn: DIG). |
Thực tế, đây không phải lần đầu tiên Thiên Tân bán ra cổ phiếu DIG. Tận dụng sự hưng phấn của thị trường năm ngoái, hai cổ đông lớn nhất lần lượt bán ra chốt lời từ cuối năm ngoái tới nay.
Trong đó, CTCP Kinh doanh Địa ốc Him Lam đã giảm sở hữu từ 21,25% về còn 4,99% vốn điều lệ và không còn là cổ đông lớn của DIC Corp. Ngoài ra, CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân cũng liên tục bán ra cổ phiếu để giảm sở hữu từ 20,45% về còn 16,89% vốn điều lệ (tính tới 30/6/2022) và hiện tại chỉ còn 15,46% vốn điều lệ.
Đáng chú ý trong danh sách này là CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân, tổ chức này được giới thiệu không phải là đơn vị liên quan tới DIC Corp. Tuy nhiên, liên tục được ưu đãi mua trong các đợt phát hành riêng lẻ và xuất hiện nhiều giao dịch trực tiếp với DIC Corp.
Cụ thể, năm 2015, DIC Corp phát hành 19,9 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.600 đồng/cổ phiếu, CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân được mua 4,9 triệu cổ phiếu, chiếm 24,6% tổng lượng cổ phiếu phát hành.
Theo tìm hiểu, CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân được thành lập năm 2007, địa chỉ tại số B11/10 Khu đô thị Chí Linh, phường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu (dự án Khu đô thị Chí Linh do DIC Corp làm chủ đầu tư) và đại diện pháp luật là ông Đỗ Thanh Tùng.
Trong năm 2020, DIC Corp ghi nhận khoản phải thu khách hàng ngắn hạn là 59 tỷ đồng và phải thu khác dài hạn 1.298,2 tỷ đồng liên quan tới CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân. Tính tới 30/6/2022, DIC Corp tiếp tục ghi nhận 1.298,2 tỷ đồng phải thu dài hạn đối với CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân. Trong đó, DIC Corp chỉ thuyết minh phải thu dài hạn là các khoản tiền góp vốn để hợp tác đầu tư với CTCP Đầu tư Đức Hoà III – Resco và CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân theo hợp đồng ký ngày 30/11/2020.
Như vậy, về hoạt động kinh doanh, CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân có địa chỉ nằm tại dự án của DIC Corp, được “ưu đãi” tham gia liên tục trong các đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ và có hoạt động hợp tác cùng kinh doanh.
Như vậy, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Thiên Tân được mua ưu đãi với giá thấp, Công ty này có dấu hiệu bán cổ phiếu sẵn có trong tài khoản vùng giá cao cuối năm 2021 và đầu năm 2022, trước thời điểm cổ phiếu mua ưu đãi về tài khoản.
Cổ phiếu DIG giảm mạnh từ ngày 11/1 tới nay (Nguồn: FireAnt). |
Ngược lại, nhà đầu tư cá nhân thì liên tục thua lỗ khi nắm giữ cổ phiếu DIG từ đầu năm tới nay.
Cụ thể, từ 11/1 đến ngày 14/10, cổ phiếu DIG giảm 74% từ 98.200 đồng về 25.550 đồng/cổ phiếu và thậm chí nếu sử dụng margin, nhà đầu tư cá nhân có thể còn lỗ hơn nhiều con số 74%.
6 tháng đầu năm chỉ hoàn thành 9,6% kế hoạch lợi nhuận năm
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý II/2022, DIC Corp ghi nhận doanh thu đạt 575,36 tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 81,05 tỷ đồng, tăng 52,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 12,4% so với cùng kỳ, tương ứng tăng 26,68 tỷ đồng lên 242,04 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 451,2%, tương ứng tăng thêm 21,07 tỷ đồng lên 25,74 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 562,6%, tương ứng tăng thêm 106,73 tỷ đồng lên 125,7 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 38,7%, tương ứng giảm 35,54 tỷ đồng về 56,38 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng 70,06 tỷ đồng lên 8,71 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 61,35 tỷ đồng) và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp - chi phí tài chính - chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), trong quý II, DIC Corp ghi nhận 59,96 tỷ đồng, giảm 42,6% so với cùng kỳ.
Hoạt động kinh doanh cốt lõi lao dốc, Công ty chỉ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trong quý II nhờ vào doanh thu tài chính và lợi nhuận khác tăng đột biến.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, DIC Corp ghi nhận doanh thu đạt 1.094,3 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 142,64 tỷ đồng, tăng 48,1% so với cùng kỳ.
Trong năm 2022, DIC Corp đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 5.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.900 tỷ đồng.
Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 183,15 tỷ đồng, Công ty chỉ mới hoàn thành được 9,6% kế hoạch lợi nhuận năm và cách rất xa kế hoạch lãi 1.900 tỷ đồng.
-
Vừa niêm yết, Asia Group đã bị xử phạt vì sử dụng hoá đơn không hợp pháp -
Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương hé lộ 8 nhà đầu tư mua 35 triệu cổ phiếu -
Vinaconex ITC có dấu hiệu được bơm vốn trở lại -
Nhóm TDMWater nâng sở hữu lên 47,6% vốn Công ty cấp nước lâu đời ở Cần Thơ -
Hudland trước bài toán tăng vốn khi kinh doanh lao dốc -
FECON trúng thầu nhiều dự án mới tổng giá trị gần 1.700 tỷ đồng -
Chứng khoán VNDirect lên kế hoạch huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững