-
Chứng khoán Việt Nam 2025: Nhiều yếu tố hỗ trợ khối ngoại trở lại thị trường -
Chờ cú huých trên thị trường IPO -
"Chứng khoán Việt Nam năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng" -
Chứng khoán bước vào năm bản lề của kỷ nguyên mới -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 30/6/2025 -
Ngành tài chính sẽ tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực cho phát triển
Khi Ban lãnh đạo CII và LDG tận dụng sóng tăng để bán ra cổ phiếu…
Trong năm 2023, ít nhất đã có 6 doanh nghiệp gồm Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII, mã CII), Công ty cổ phần Đầu tư LDG (mã LDG), Công ty cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy (mã NBB), Công ty cổ phần The Golden Group (mã TGG), Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (mã TDH), đặc biệt là Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG) đồng loạt không thể tổ chức đại hội đồng cổ đông với lý do là cổ đông tham gia không đủ tỷ lệ theo yêu cầu và phải tổ chức lần 2.
Tại CII, từ năm 2021 đến 2023, Công ty không thể tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần 1 thành công do cổ đông tham gia không đủ tỷ lệ theo yêu cầu. Đáng chú ý, năm 2023, CII đã đưa ra chương trình thu hút nhà đầu tư tham dự Đại hội đồng cổ đông bằng việc tặng quà tiền mặt, nhưng kết quả vẫn không thay đổi. Tới Đại hội đồng cổ đông lần 2 tổ chức thành công, Công ty đã thông qua kế hoạch phát hành 2 gói trái phiếu với tổng mệnh giá 4.500 tỷ đồng.
Tính tới ngày 31/3/2022, CII có tổng dư nợ lên tới 15.232,5 tỷ đồng, bằng 183% vốn chủ sở hữu và chỉ sở hữu 836,3 tỷ đồng tiền mặt. Trong đó, 6.460,1 tỷ đồng là nợ vay ngắn hạn và 8.772,4 tỷ đồng là nợ vay dài hạn. Ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc CII cho biết, nếu không phát hành thành công 2 lô trái phiếu, thì Công ty có bao nhiêu tiền cũng không thể nhận, phải đợi trả nợ ngân hàng xong mới có thể trả cổ tức.
Tương tự, LDG cũng không tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2021 và 2022 do cổ đông tham dự không đủ tỷ lệ. Năm 2023, Đại hội đồng cổ đông cũng không thể tổ chức do chỉ có đại diện 22,5% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự và lần 2 chỉ có đại diện 16,26% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự.
LDG đang đối mặt với nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh và dòng tiền. Trong đó, Công ty chậm thanh toán lãi trái phiếu mã LDGH2123002 với số tiền hơn 5,29 tỷ đồng, nhưng lượng tiền mặt của Công ty chỉ còn hơn 3 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý I/2023. Ngoài ra, Dự án Khu dân cư Tân Thịnh với giá trị tồn kho lớn nhất 463,6 tỷ đồng, chiếm hơn 42% tổng tồn kho của LDG, đang liên quan tới sai phạm “xây chui”.
Với khó khăn hiện tại, việc không tổ chức Đại hội đồng cổ đông, cộng với việc lãnh đạo liên tục bán ra khi cổ phiếu giảm sâu, đặc biệt Chủ tịch Nguyễn Khánh Hưng bị bán giải chấp cổ phiếu dẫn tới LDG không còn cổ đông lớn sở hữu trên 5% vốn điều lệ, càng tăng thêm hoài nghi về sự gắn bó với Công ty của Ban điều hành.
Nếu Thiên Tân không bán ra, thì DIC Corp đã khác
Nếu The Golden Group và Nhà Thủ Đức gặp vấn đề trọng yếu liên quan đến cựu lãnh đạo bị bắt do có hành vi thao túng cổ phiếu/trốn thuế, nên không thể tổ chức Đại hội đồng cổ đông cũng dễ hiểu, thì trường hợp của DIC Corp khá đặc biệt.
DIC Corp không thể tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành công chủ yếu do nhóm cổ đông lớn liên tục bán ra và giảm sở hữu khi cổ phiếu tăng nóng. Tính tới ngày 12/6/2023, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Thiên Tân và Công ty cổ phần Kinh doanh Địa ốc Him Lam bán ra, DIC Corp chỉ còn 2 cổ đông lớn là Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn và con trai sở hữu 17,84% vốn điều lệ và tỷ lệ trôi nổi bên ngoài lên tới 82,16%.
DIC Corp tiền thân là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Bộ Xây dựng, đã tích lũy được quỹ đất lớn. Thiên Tân được giới thiệu không phải là đơn vị liên quan tới DIC Corp, nhưng liên tục được ưu đãi mua trong các đợt phát hành riêng lẻ và xuất hiện nhiều giao dịch trực tiếp với DIC Corp.
Có một chi tiết ít ai để ý, đó là tại thời điểm tháng 10/2020, bà Lê Thị Hà Thành (vợ Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn) giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Thiên Tân, trong khi các con ông Tuấn nắm vị trí thành viên HĐQT, nhưng sau đó không lâu, tất cả người liên quan tới Chủ tịch DIC Corp đã không còn nắm giữ các vị trí quan trọng tại Thiên Tân.
Như vậy, điểm chung của nhóm công ty không tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2023 thành công chủ yếu do thiếu cổ đông lớn chi phối, khi các cổ đông lớn đã tận dụng đà bùng nổ giai đoạn năm 2021 và đầu năm 2022 để bán ra cổ phiếu.
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 30/6/2025 -
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
Ngành tài chính sẽ tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực cho phát triển -
Dòng tiền "nghỉ tết", VN-Index giảm hơn 5 điểm trong phiên cuối cùng của năm 2024 -
Cổ phiếu Yeah1 "đổ đèo" sau loạt phiên tăng nóng hậu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" -
Kỳ vọng nâng hạng thị trường có thể đẩy VN-Index năm 2025 lên trên 1.600 điểm -
Dấu ấn ngành tài chính 2024: Thu ngân sách vượt 2 triệu tỷ đồng, đột phá chuyển đổi số
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững