
-
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi -
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng
Chia sẻ tại hội thảo “Các trợ lực để doanh nghiệp SMEs ngành sản xuất tăng tốc trong thời đại số” vừa được Thời báo Kinh tế Sài Gòn và công ty Kizuna tổ chức sáng nay tại TP.HCM, bà Trần Thị Liên Phương, Giám đốc nghiên cứu Insight Asia trong số các SMEs gặp khó một phần lớn là doanh nghiệp ngành sản xuất.
Những rào cản về chính nội lực của họ (vốn, kinh nghiệm quản trị...), và ngoại lực (môi trường, chính sách...) đang là lý do khiến các SMEs không thể phát triển mạnh trong thời gian qua.
Đối tượng tham gia khảo sát của Insight Asia là các SMEs / start-up thuộc 4 lãnh vực F&B, công nghiệp hỗ trợ, may mặc thời trang và hoá mỹ phẩm, có ít hơn 200 nhân viên và hiện đã ổn định sản xuất có nhà xưởng nhưng có ý định mở rộng, hoặc di chuyển nơi sản xuất/dịch vụ.
Bà Trần Liên Phương, Giám đốc nghiên cứu Insight Asia (Ảnh: BTC). |
Theo đó, có 62% số người được hỏi cho rằng họ gặp khó về nguồn vốn (chủ yếu là để đầu tư nhà xưởng, máy móc…), trong khi khó khăn về nguồn khách hàng đứng thứ hai với 60%, khó khăn về nhà xưởng là 55%, và 45% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng họ gặp khó về pháp lý.
Dù vậy, về vấn đề pháp lý, hầu hết các doanh nghiệp SMEs đều nghĩ họ không gặp vấn đề pháp lý ban đầu và đang hài lòng với cách giải quyết các vấn đề pháp lý hiện tại.
Do, họ chưa nhận ra có cách giải quyết tốt hơn, ít tốn kém hơn và tiết kiệm thời gian hơn. Các doanh nghiệp này cũng chưa hình dung các vấn đề pháp lý tiếp theo trong quá trình hoạt động sản xuất sau này.
Bà Trần Thị Liên Phương cho rằng, doanh nghiệp SMEs ngành sản xuất hiện mong muốn có môi trường sản xuất hiệu quả, ổn định, có thể phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường và về lâu dài có thể sở hữu nhà xưởng.
90% doanh nghiệp quan tâm tới thời hạn thuê ít nhất 3 năm để đi vào ổn định sản xuất và 88% doanh nghiệp quan tâm đến hạ tầng-nhà xưởng thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật như tại các khu công nghiệp.
Tuy vậy, điều này vẫn chưa nhiều doanh nghiệp thực hiện được, do vậy cho đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục giữ mức “siêu nhỏ” hoặc nhỏ.
![]() |
Các vấn đề được coi là quan trọng và cần thiết trong quá trình hoạt động, vận hành của các SMEs tại Việt Nam (Nguồn: Insight Asia). |
Việt Nam có khoảng 97% doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Con số này được công bố hàng năm và hầu như không có sự thay đổi tích cực nào. Doanh nghiệp nhỏ mãi vẫn nhỏ, số lượng doanh nghiệp từ quy mô nhỏ phát triển đến quy mô vừa vẫn rất ít, chưa kể nhiều doanh nghiệp đã “rơi rụng” sau vài năm phát triển.
Về mặt bằng sản xuất, bà Lâm Diệu Tâm Hiếu, Chuyên gia phát triển dự án Khu công nghiệp - Phó Tổng giám đốc Kizuna cho rằng, hiện bên cạnh mô hình khu công nghiệp truyền thống, vốn rất khó để SMEs tiếp cận.
Do đó, các công ty bất động sản khu công nghiệp cũng nên nghiên cứu mô hình khu công nghiệp kiểu mới cung cấp dịch vụ, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, sử dụng năng lựợng tái tạo.
Ngoài ra, các khu công nghiệp cũng có thể cung cấp nhà xưởng xây sẵn với với quy mô nhỏ và cần đồng hành cùng khách hàng ngay từ lúc khách hàng tìm hiểu đầu tư nhà xưởng sản xuất và trong suốt quá trình hoạt động sản xuất.
Những điểm yếu của doanh nghiệp SMEs cùng với những thay đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế thế giới được dự đoán khiến các doanh nghiệp này sẽ còn gặp khó trong tương lai, khi SMEs không có nhiều thông tin về hội nhập.
Số doanh nghiệp không biết hoặc không biết gì sâu về hiệp định TPP/CPTPP chiếm tới 74% đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, và lần lượt là 72%, 65% và 50% đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ, vừa và lớn.
Khoảng 20% doanh nghiệp siêu nhỏ và 14% doanh nghiệp quy mô nhỏ và doanh nghiệp quy mô vừa nhận thấy những cơ hội thị trường là tệ hơn so với kỳ vọng ban đầu, trong khi đó con số này của các doanh nghiệp quy mô lớn chỉ là 6%.
Một con số khả quan được ông Đỗ Khắc Cương, Giám đốc quốc gia phụ trách khối doanh nghiệp vừa và nhỏ của Microsoft cho biết, 86% doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam (theo mẫu khảo sát của Microsoft toàn cầu) tiếp cận tốt với công nghệ thông tin, cao hơn tỷ lệ này ở rất nhiều nước tại Châu Á như Malaysia, Hongkong, Trung Quốc, Nhật Bản…
Đại diện này cho rằng, doanh nghiệp SMEs sẽ thực sự tăng tốc nếu tận dụng thế mạnh công nghệ để phát triển trong thời gian tới.

-
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Đề xuất tăng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.618 tỷ đồng
-
Canada điều tra dây thép carbon và hợp kim thép nhập từ Việt Nam
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công -
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi -
SASCO đón vận hội, tiên phong chinh phục -
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô