
-
Thông tin về sự cố tại mỏ Sông Đốc
-
Bia Budweiser tăng gấp đôi công suất sau một thập kỷ tại Việt Nam
-
Grab tiếp tục giữ ngôi vương trên thị trường gọi xe và giao đồ ăn
-
Điện lực huyện được thay bằng Đội quản lý điện
-
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái -
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD
Một vùng đất trù phú
Công ty TNHH một thành viên Thống Nhất tiền thân là Nông trường quốc doanh Thống Nhất, được thành lập năm 1957, trực thuộc Bộ Quốc phòng. Năm 1995, Nông trường được chuyển giao cho tỉnh Thanh Hóa quản lý. Năm 2009, Nông trường chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên.
![]() | ||
Vùng đất trù phú của Công ty Thống Nhất. Ảnh: S.C |
Hiện tại, Công ty quản lý sử dụng hơn 2.494 ha đất, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 1.852 ha, đất lâm nghiệp 154 ha.
Diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp tại đây đang được cơ cấu trồng một số loại cây cơ bản, như mía (775,1 ha), dứa (469,51 ha), cao su (315,37 ha), cam (2,57 ha), lúa (94,72 ha)…
Các loại cây trồng tại đây đều cho hiệu quả, năng suất cao, như mía đạt bình quân 65 - 70 tấn/ha, dứa 34,7 tấn/ha…
Nông trường Thống Nhất được xem là mô hình hiệu quả nhất trong số các nông - lâm trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Đặc biệt, khi Nông trường Thống Nhất chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên, năng suất và hiệu quả hoạt động đã tăng mạnh. Riêng năm 2011, doanh thu đạt 130 tỷ đồng, tăng gần 4 lần so với thời điểm đổi mới mô hình.
Tuy nhiên, hiện tại, khó khăn lớn nhất của Công ty TNHH một thành viên Thống Nhất là thiếu nguồn vốn đầu tư sản xuất, quy hoạch và cải tạo đồng ruộng, xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp.
Mặc dù có điều kiện thuận lợi là đất đai bằng phẳng, chất lượng tốt, dễ áp dụng cơ giới hóa và sản xuất công nghệ cao, nhưng hạn chế về vốn khiến Công ty không thể đột phá, mà chỉ có thể sản xuất một số cây trồng truyền thống, như mía, dứa, cao su, nên hiệu quả sử dụng đất chưa cao.
Chuyển hóa giá trị vào… con bò
Trong phương án thành lập Công ty TNHH hai thành viên trên cơ sở hợp tác giữa Công ty TNHH một thành viên Thống Nhất và Vinamilk, toàn bộ đất đai của Công ty TNHH một thành viên Thống Nhất sẽ là tài sản góp vốn và được chuyển đổi sang xây dựng hệ thống chuồng trại và trồng cỏ để cung cấp thức ăn cho 16.000 - 20.000 con bò sữa. Hướng tới, Công ty Thống Nhất sẽ là trọng tâm, từ đó xây dựng vùng vệ tinh tại các huyện Yên Định, Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc… để từng bước mở rộng tiềm năng phát triển ngành bò sữa.
Ông Nguyễn Vũ Cư, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thống Nhất cho biết, khi đưa bò sữa vào, vùng đất của Thống Nhất sẽ được quy hoạch trồng thức ăn chăn nuôi theo hướng cơ giới hóa đồng bộ.
“Khi con bò được chăn nuôi theo các quy trình kỹ thuật khắt khe, đảm bảo quá trình sinh trưởng và cho sữa chất lượng, sản lượng ổn định sẽ là mục tiêu và là sản phẩm cuối cùng của quy trình sản xuất”, ông Cư nhấn mạnh.
Ông Cư cho biết thêm, ngành bò sữa đang có triển vọng lớn, bởi nguồn cung nguyên liệu cho ngành sản xuất sữa trong nước còn thiếu, thậm chí vẫn phải nhập khẩu, trong khi phương án hợp tác phát triển vùng nguyên liệu sữa cho năng suất phù hợp, với chi phí rẻ.
Trước đó, ngày 29/7/2012, Vinamilk đã khởi công Dự án Nhà máy Sữa Lam Sơn, có tổng vốn đầu tư hơn 276 tỷ đồng tại Khu công nghiệp Lễ Môn. Nhà máy được thiết kế công suất khoảng 156 triệu hũ sữa chua và 60 triệu lít sữa tiệt trùng/năm (sữa hộp các loại 110, 180, 200 ml). Với thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, được nhập từ các nước G7, châu Âu, dự kiến, Nhà máy dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động trong năm nay.
Sâu chuỗi các sự kiện trên, nhất là trong thời gian gần đây, khi UBND tỉnh Thanh Hóa rốt ráo chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao tại các huyện phía Tây của tỉnh…, rõ ràng, đây sẽ là những bước đi đầu tiên để triển khai mục tiêu này.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, hiện nay, các quy trình, phương án thực hiện phát triển ngành bò sữa tại Nông trường Thống Nhất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa cũng đang xúc tiến, phối hợp với Vinamilk thành lập Công ty TNHH hai thành viên để nhanh chóng triển khai dự án.
“Đây là một trong những chủ trương lớn của tỉnh Thanh Hóa trong định hướng phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao, mà việc chuyển đổi hướng đi tại Công ty Thống Nhất là bước khởi động đầu tiên”, ông Quyền nói.
Sĩ Chức

-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 21/5/2025 -
Tập đoàn GELEX và Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác toàn diện để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao -
Xuất khẩu gạo thu về 1,78 tỷ USD sau 4 tháng đầu năm 2025 -
Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững -
Vietnam Airlines kích hoạt siêu dự án đầu tư 50 tàu bay thân hẹp -
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái -
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao