
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
Walmart dự kiến tăng gấp đôi doanh số bán hàng tại các thị trường nước ngoài lên 200 tỷ USD trong 4 năm tới. Ảnh: George Frey/AFP |
Cổ phần của Walmart tại JD.com - một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc - từng là trọng tâm trong chiến lược thương mại điện tử của "đế chế" bán lẻ Mỹ ở thị trường tỷ dân.
Rút vốn khỏi JD.com là động thái rút lui chiến lược của nhà bán lẻ lớn nhất thế giới khỏi các thị trường khó sinh lời. Trước đó, Walmart cũng đã rút khỏi một số thị trường lớn trong vài năm qua, bao gồm Nhật Bản, Anh, Brazil và Argentina.
Giới phân tích ngành bán lẻ cho rằng lý do Walmart rút khỏi nhiều thị trường lớn là do nhà bán lẻ Mỹ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ nội địa đang nhanh chân hơn họ.
Khi Walmart bắt đầu đầu tư vào JD.com vào năm 2016, nhà bán lẻ Mỹ đang phải vật lộn để mở rộng nền tảng thương mại điện tử của riêng mình - Yihaodian - và họ giành được chỗ đứng trên thị trường mua sắm trực tuyến phát triển nhanh chóng tại Trung Quốc.
Ở thời điểm đó, ông David Cheesewright, CEO của Walmart International, đã định vị thương vụ đầu tư trị giá 1,5 tỷ USD khi đó là một động thái nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của Walmart trên thị trường bán lẻ khốc liệt của Trung Quốc và thúc đẩy doanh số bán hàng tại các cửa hàng vật lý hoạt động kém hiệu quả của nhà bán lẻ Mỹ.
Khoản đầu tư của Walmart là một trong những khoản đầu tư lớn nhất mà một công ty Mỹ rót vào một nhà bán lẻ Trung Quốc. Theo thỏa thuận, hai bên đã mở hệ thống cửa hàng Sam's Club China trên JD.com và cấp quyền truy cập vào mạng lưới phân phối của JD.com để giao hàng trong ngày và ngày hôm sau.
Tuy nhiên, sự phụ thuộc của Walmart vào JD.com để thúc đẩy doanh số đã giảm đi kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, khi người tiêu dùng Trung Quốc đã chuyển sang dự trữ hàng hóa cho các đợt phong tỏa chống dịch và ít ghé qua mua sắm tại cửa hàng Sam's Club.
Xu hướng trên vẫn tiếp tục ngay cả sau đại dịch Covid-19, các giám đốc điều hành của Walmart cho biết.
Hệ thống bán lẻ Sam's Club mở cửa hàng đầu tiên tại Thâm Quyến vào năm 1996 và đây là chuỗi kho hàng hàng đầu tại Trung Quốc. Một nửa doanh số bán hàng của Walmart tại Trung Quốc đến từ các kênh trực tuyến, bao gồm JD.com, JD Daojia và ứng dụng Sam's Club.
Walmart mới đây cho biết quyết định bán cổ phần tại JD.com "cho phép chúng tôi tập trung vào hoạt động mạnh mẽ tại Trung Quốc của Walmart China và Sam's Club, đồng thời phân bổ vốn cho các ưu tiên khác".
Một số ưu tiên quốc tế khác của Walmart bao gồm tăng gấp đôi số lượng hàng hóa bán ra tại các thị trường nước ngoài lên 200 tỷ USD trong 4 năm tới. Ngoài ra, nhà bán lẻ Mỹ nhắm đến thực hiện IPO đối với nền tảng thanh toán số PhonePe và nền tảng bán hàng Flipkart tại thị trường Ấn Độ.
Thoái vốn khỏi JD.com gây chú ý vì đây là động thái lớn đầu tiên của Kathryn McLay, người đã tiếp quản vị trí CEO Walmart International vào năm ngoái. Hơn nữa, nó diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cùng với những bất ổn địa chính trị đã khiến hoạt động mở rộng thị trường gặp thách thức hơn.
Một số công ty phương Tây, bao gồm Walmart, ngày càng chuyển hướng đầu tư và tìm nguồn cung ứng sang các nước đang phát triển khác, bao gồm Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh, nhằm cải thiện khả năng phục hồi chuỗi cung ứng của họ.
Ngay cả khi Walmart bán cổ phần tại JD.com, họ vẫn sẽ duy trì mối quan hệ thương mại với nhà bán lẻ Trung Quốc, mặc dù thông tin chi tiết về mối quan hệ hợp tác giữa hai nhà bán lẻ này vẫn chưa được tiết lộ.
-
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chia sẻ về "cuộc điện đàm rất hiệu quả" với Tổng Bí thư Tô Lâm
-
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ từ ngày 10/4
-
Giới phân tích chỉ ra 2 ưu tiên của Trung Quốc khi ứng phó với thuế quan Mỹ
-
WTO cảnh báo tác động từ các biện pháp thuế mới của Mỹ với thương mại toàn cầu
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước -
Loạt "ông lớn" của Mỹ bị ảnh hưởng khi Tổng thống Trump áp thuế -
Mỹ áp thuế quan "có đi có lại" đối với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Dòng vốn đầu tư tìm về các quỹ ETF châu Âu -
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Nhà Trắng: Thuế quan "có đi có lại" sẽ có hiệu lực ngay lập tức
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort