-
Chưa thực hiện tiến độ theo cam kết, Công ty Nicotex bị “nắn gân” -
Vietjet và Castlelake thỏa thuận thu xếp tài chính mua Airbus; Chuyển giao quyền lực tại Hà Đô; Đồng Tâm Group lại muốn tăng vốn -
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam kỷ niệm 20 năm thành lập -
Hậu Giang: Doanh nghiệp thành lập mới tăng 22% -
Chủ tịch tỉnh Đắk Nông: Doanh nhân khẳng định vị thế, đóng góp quan trọng cho phát triển -
"Cân" năng lực nhà thầu giao thông trước cơ hội đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Đó là khẳng định của ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2013 vừa diễn ra.
Ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương |
Theo ông, cần những yếu tố cơ bản nào để thúc đẩy hoạt động M&A phát triển?
Để hoàn thiện một thương vụ M&A là điều không đơn giản.
Một số người cho rằng, để M&A trở nên minh bạch và rõ ràng, dễ tiếp cận hơn, thì cần xây dựng luật riêng về M&A. Song dù có luật thì M&A vẫn không tránh khỏi sự ràng buộc, tương tác với rất nhiều luật liên quan do tính phức hợp của nó, đặc biệt là các cam kết về hội nhập, mở cửa thị trường.
Bên cạnh đó, M&A còn liên quan đến điều kiện thị trường, kỳ vọng vào sự phát triển chung của đất nước, của văn hóa và sự bàn thảo, thương lượng giữa các đối tác.
Ông bình luận gì về việc nhà đầu tư nước ngoài một mặt tỏ ra rất quan tâm đến tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, mặt khác lại dè dặt tham gia mua lại các doanh nghiệp này?
Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến sự minh bạch, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, trong đó, cổ phần hóa được quan tâm hơn cả.
Tôi hy vọng, trong quá trình tái cấu trúc lần này, cùng với việc giảm số lượng cổ phần chi phối của Nhà nước trong các doanh nghiệp, Nhà nước cần nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn và kỹ năng quản trị, công nghệ.
Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần đến đối tác chiến lược. Tuy nhiên, vấn đề này lại liên quan đến lợi ích. Doanh nghiệp nhà nước chưa sẵn sàng thay đổi tư duy, vì sợ mất lợi ích, mất những ưu đãi về đất đai.
Điều quyết định đến cổ phần hóa, M&A là thay đổi nhận thức, tức là Nhà nước quan niệm như thế nào về vai trò của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập để đón nhận sự góp sức của nhà đầu tư nước ngoài.
M&A dường như đang trở thành công cụ để nhiều doanh nghiệp thâu tóm thị phần chi phối, tạo lập vị thế độc quyền trong một số ngành, lĩnh vực. ông có quan điểm như thế nào về vấn đề này?
Ở góc độ vĩ mô, Nhà nước nên xem lại tư duy về ngành, lĩnh vực đó. Còn đối với từng doanh nghiệp M&A, họ cần có trách nhiệm nhìn tổng thể thị trường trên cơ sở của Luật Cạnh tranh.
Chúng ta muốn chống độc quyền, nhưng nhiều doanh nghiệp, thông qua M&A, lại đi thâu tóm doanh nghiệp giữ vai trò chi phối ngành, lĩnh vực đó, thì rõ ràng là vi phạm Luật Cạnh tranh.
Chẳng hạn, thị trường thức ăn chăn nuôi đang bị một ông trùm thao túng qua hình thức M&A. Do vậy, theo tôi, trong bất kỳ thương vụ M&A nào, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cũng phải vào cuộc.
Tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2013, rất nhiều chủ doanh nghiệp đã chia sẻ về con đường thành công của họ qua M&A. Vậy theo ông, doanh nghiệp có nên đưa M&A vào chiến lược phát triển trung và dài hạn?
Tôi thấy nổi lên 3 cách tiếp cận để phát triển doanh nghiệp thông qua M&A. Tùy vào mục đích của mình, chủ doanh nghiệp có thể tìm đến M&A và áp dụng ở mức độ có lợi cho doanh nghiệp.
Thứ nhất, nếu là kẻ mạnh, muốn mở rộng phát triển doanh nghiệp thì sẽ M&A nhằm thâu tóm và giữ vai trò chi phối tại những doanh nghiệp đó.
Thứ hai, nếu là kẻ yếu, doanh nghiệp có hạn chế ở một góc độ về vốn, công nghệ, kỹ năng quản trị, thì sẽ tận dụng M&A để bổ sung điểm yếu, mà vẫn có thể làm chủ doanh nghiệp.
Thứ ba, muốn bán đứt doanh nghiệp không phải vì yếu kém, mà để đầu tư một dự án khác, có triển vọng hơn trong tương lai.
Vậy trong thời gian tới, những yếu tố nào có thể tác động đến sự bùng nổ của thị trường M&A tại Việt Nam?
Tiền trên thế giới vẫn còn dồi dào, song để nắm giữ được những đồng tiền đó, còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế vĩ mô của mình như thế nào, chiến lược doanh nghiệp ra sao.
Kinh tế Việt Nam được dự đoán sẽ hồi phục sau 3 năm nữa và nhà đầu tư dài hạn sẽ trở lại. Vì vậy, đây là giai đoạn tốt để các giao dịch “thầm lặng” đàm phán để có giá cả tốt nhất.
Bên cạnh đó, M&A sẽ phát triển nhanh vì khía cạnh pháp lý sẽ mở và minh bạch hơn, do Việt Nam chịu sức ép mở cửa hơn nữa các lĩnh vực theo cam kết WTO.
Anh Hoa
-
Chưa thực hiện tiến độ theo cam kết, Công ty Nicotex bị “nắn gân” -
Giá cước hàng hoá bằng đường biển từ Việt Nam đi châu Mỹ vẫn đang xu hướng giảm -
Vietjet và Castlelake thỏa thuận thu xếp tài chính mua Airbus; Chuyển giao quyền lực tại Hà Đô; Đồng Tâm Group lại muốn tăng vốn -
Doanh nghiệp đăng ký mới giảm ở các tỉnh chịu thiệt hại trực tiếp từ bão Yagi
-
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam kỷ niệm 20 năm thành lập -
Hậu Giang: Doanh nghiệp thành lập mới tăng 22% -
Chủ tịch tỉnh Đắk Nông: Doanh nhân khẳng định vị thế, đóng góp quan trọng cho phát triển -
Việt Nam ở đâu trên Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh 2024 của Ngân hàng Thế giới -
Thép không gỉ cán nguội Việt Nam lại bị điều tra tại Thái Lan -
Cổ phần hóa bế tắc: Sửa cơ chế xử lý nhà đất để thu hút nhà đầu tư -
Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu vẫn còn một số vướng mắc
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10 -
2 Vụ án Cây xanh Công Minh: Đã được quyết toán hơn 3.000 tỷ đồng -
3 Vì sao nhiều dự án năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận chưa được tháo gỡ? -
4 10 dự án chiếm 48% thị phần chuyển nhượng căn hộ chung cư toàn Hà Nội -
5 "Cân" năng lực nhà thầu giao thông trước cơ hội đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong
- Halcom Việt Nam được vinh danh giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” năm 2024