
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng
-
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
-
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp
Tại Diễn đàn M&A 2013, với chủ đề “Cơ hội trong thị trường 5 tỷ USD” do Báo Đầu tư và Công ty AVM Vietnam phối hợp tổ chức tại TP.HCM ngày 8/8, nhiều chuyên gia nhận định, các giao dịch M&A đang được đàm phán thầm lặng sẽ hoàn tất giao dịch trong năm nay và hứa hẹn những thương vụ khủng.
![]() | ||
“Cơ hội trong thị trường 5 tỷ USD” là chủ đề của Diễn đàn M&A 2013. Ảnh: Lê Toàn |
Đặc biệt, động thái tích cực của Nhà nước trong việc giảm dần tỷ lệ cổ phần sở hữu tại các doanh nghiệp lớn được nhiều nhà đầu tư nước ngoài chờ đợi.
Tuy nhiên, số doanh nghiệp này vẫn đang lấn cấn trước áp lực cạnh tranh, chưa sẵn sàng thay đổi chiến lược hoặc muốn bảo vệ vị thế độc quyền.
Theo ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, doanh nghiệp nhà nước nên hiểu rằng, M&A không chỉ là thương vụ mua bán, đầu tư, mà điều quan trọng nhất là tái cấu trúc được hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong khi đó, ông David Blackhall, Giám đốc điều hành VinaLand Limited (thuộc VinaCapital) cho hay, nền kinh tế vĩ mô chưa hoàn toàn ổn định là rào cản lớn nhất đối với nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam.
“Thị trường M&A đã có hơn 5 năm sôi động, song chưa có nhiều thương vụ tạo được giá trị tích hợp tối đa sau M&A. Trong nhiều trường hợp, đối tác nước ngoài và doanh nghiệp được đầu tư không chia sẻ được tầm nhìn chung để phát triển kinh doanh, nên họ phải tìm cách bán lại cổ phần, tài sản cho một nhà đầu tư khác”, ông David Blackhall nói.
Theo ông ông John Ditty, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia, tình trạng trên một phần do các nhà đầu tư ngày càng muốn nắm quyền kiểm soát các công ty mục tiêu hậu M&A, qua việc mua cổ phần với tỷ lệ chi phối.
Rõ ràng, M&A là con đường để các doanh nghiệp nước ngoài thuộc khu vực châu Âu, châu Á xâm nhập các thị trường mới nổi như Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, kể từ khi khủng hoảng tài chính 2008, các công ty này đã có cái nhìn khắt khe hơn về vấn đề hiệu quả.
Theo quan điểm của KPMG Việt Nam, các yếu tố chính mà các nhà đầu tư luôn tìm kiếm ở một công ty mục tiêu gồm: chất lượng ban quản trị, khả năng triển khai của ban giám đốc, tiềm năng thị trường tại Việt Nam trong dài hạn; vị trí vững chắc trên thị trường…
Vì vậy, theo ông John Ditty, các doanh nghiệp nên biết quảng bá hiệu quả của mình một cách chuyên nghiệp để mở rộng cơ hội tiếp xúc với các nhà đầu tư và tạo sự khác biệt so với các doanh nghiệp khác.
“Nếu làm được vậy thì cơ hội thành công cho các thương vụ M&A sẽ ngày càng cao”, ông John Ditty nói.
Anh Hoa - Thanh Tân
-
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên -
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững -
Quý I/2025, TKV cấp 10,8 triệu tấn than cho điện -
Quý I/2025, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu đạt 72,2 tỷ kWh
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort