-
Khánh Hòa kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường gỡ khó về xác định giá đất -
Quy hoạch TP.HCM đã thể hiện tư duy đổi mới, nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn -
Cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội -
Chính phủ triển khai kế hoạch xây dựng Trung tâm tài chính tại TP.HCM, Đà Nẵng -
TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
Xây dựng Trung tâm tài chính: TP.HCM và Đà Nẵng đã sẵn sàng
Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Phương Tuấn phát biểu tại phiên họp. |
Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, có tình trạng cơ quan báo chí chưa thực sự sát sao trong việc đăng tải thông tin về việc thực hiện dự án, để kẻ xấu lợi dụng đưa tin không chính xác, không đúng sự thật.
Chiều 12/9, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo công tác dân nguyện tháng 8 của Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nói, vừa qua dư luận, báo chí có thông tin về dự án hồ Ka Pét tại tỉnh Bình Thuận.
Đây là dự án do Quốc hội thông qua, nhưng không thấy nêu trong báo cáo công tác dân nguyện, ông Hải đề nghị cần thông tin đầy đủ để tránh sự lợi dụng.
Báo cáo sau đó, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (cơ quan thẩm tra của Quốc hội về dự án - PV) Nguyễn Phương Tuấn cho biết, từ 5 giờ 30 ngày 4/9 đến ngày 6/9 có 10 bài báo liên tục đăng thông tin nói là UBND tỉnh Bình Thuận phá 600 ha rừng để làm hồ Ka Pét.
Vấn đề này phải viết là khai thác rừng, nhưng bài viết trên Báo điện tử VNExpress ngày 4/9 sử dụng 3 lần liên tục từ “phá rừng” thì “gây ra một luồng phản ứng có vẻ rất xấu, ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của Quốc hội cũng như Chính phủ”.
Ông Tuấn cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin về hồ Ka pet, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận để đề nghị kiểm tra, xác minh thông tin và có giải pháp xử lý nhanh tránh gây bức xúc trong dư luận.
“Đến 18 giờ ngày 4/9, trên mạng đã xuất hiện những thông tin đúng hơn, khách quan hơn, nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ về dự án", ông Tuấn cho hay.
Vẫn theo Phó chủ nhiệm Nguyễn Phương Tuấn, Ủy ban đã đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận phải cung cấp các thông tin cần thiết hồ sơ của dự án cho các cơ quan có liên quan về thực hiện thẩm định, thẩm tra dự án. Đặc biệt là các nội dung về điều tra, đánh giá hiện trạng rừng, về trồng rừng thay thế, đánh giá tác động môi trường của dự án.
“Đồng thời, chúng tôi đã gửi văn bản đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Bình Thuận để đề nghị báo cáo về các nội dung có liên quan mà báo chí đăng tải và tình hình triển khai thực hiện nghị quyết này. Dự án hồ Ka Pét là dự án quan trọng của quốc gia, do Quốc hội khóa XIV thông qua Nghị quyết số 93 về chủ trương đầu tư”, ông Tuấn cho biết thêm.
Phó chủ nhiệm Nguyễn Phương Tuấn kiến nghị, trong thời gian tới, Thường trực Ủy ban tiếp tục triển khai hoạt động giám sát hàng năm đối với dự án.
Ông Tuấn đề nghị Chính phủ sớm có báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về đầu tư thực hiện dự án; chỉ đạo các bộ, UBND tỉnh Bình thuận phải nghiêm túc, khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết 93 của Quốc hội khóa XIV, Nghị quyết 101 Quốc hội khóa XV (tháng 6/2023 về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án - PV) để sớm hoàn thành dự án, tích nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại huyện Hàm Thuận Nam. Cạnh đó, chỉ đạo các cơ quan xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong việc thực hiện dự án nếu có.
"Đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu cơ quan liên quan chấn chỉnh việc đăng tải thông tin về việc phá rừng để thực hiện dự án; xử lý nghiêm việc đăng tải thông tin không đúng sự thật", ông Tuấn nói.
Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết khi báo chí đăng tải về dự án thì ông cũng đang có mặt ở Bình Thuận.
“Dư luận chung của người dân Bình Thuận thì rất bức xúc về việc đưa thông tin sai và ủng hộ chủ trương của Quốc hội là cho làm hồ chứa nước này, thậm chí người ta nói ông nào ngăn cản làm hồ nước này thì đi tìm nước cho dân sinh sống, sản xuất”, ông Bình phát biểu.
Về lý do không đưa việc trên vào báo cáo, ông Bình giải thích vì “xét thấy trong phạm vi của tỉnh Bình Thuận và nhân dân ở đây không có ý kiến gì khác, báo cũng đã chỉnh lý lại, nên không muốn để tạo ra một bức xúc nữa, bởi vì gần như việc đã giải quyết xong”.
-
TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
Xây dựng Trung tâm tài chính: TP.HCM và Đà Nẵng đã sẵn sàng -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Trung tâm tài chính là việc mới, việc khó, nhưng khó mấy cũng phải làm -
Nâng cao hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi -
Khánh Hòa thông tin về nguyên nhân 46 dự án phải xác định lại giá đất -
Bộ Công an có tân Thứ trưởng
-
1 TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
3 Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025 -
4 Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/1
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững