-
Tham gia thị trường carbon: "Cuộc chơi không thể từ chối" -
Bến Tre tăng cường bảo vệ môi trường bền vững -
Doanh nghiệp hiện thực hoá sản xuất xanh bằng sản phẩm -
TP.HCM: Khánh thành nhà máy xử lý nước thải trị giá 11.300 tỷ đồng -
TP.HCM vinh danh 98 doanh nghiệp xanh năm 2024 -
Phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản để đáp ứng với quy mô hơn 100 triệu dân
Trong phiên làm việc chiều 22/5 của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã trình bày Báo cáo thẩm tra việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày Báo cáo chiều 22/5/2023 |
Theo đó, Ủy ban đồng tình với kiến nghị Tờ trình của Chính phủ về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận với nguồn vốn tăng thêm là 288,442 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương của tỉnh Bình Thuận.
Cùng với đó, Ủy ban cũng kiến nghị cho phép kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương cho Dự án đến hết ngày 31/12/2023. Điều chỉnh thời gian hoàn thành Dự án đến hết năm 2025; điều chỉnh mở rộng vị trí trồng rừng thay thế để thực hiện Dự án cho phù hợp với tiến độ thực hiện Dự án và quy định mới của pháp luật về lâm nghiệp.
Đặc biệt, Ủy ban cũng kiến nghị Quốc hội cho phép Dự án được áp dụng các cơ chế đặc thù. Cụ thể, giao UBND tỉnh Bình Thuận quyết định đầu tư, tổ chức thực hiện theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện dự án nhóm A do cấp tỉnh quản lý theo pháp luật về đầu tư công.
Lý giải, xét về quy mô và mức độ phức tạp, Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN và MT của Quốc hội phân tích, Dự án chỉ tương đương nhóm B, hạng mục công trình cấp II. “Tỉnh Bình Thuận đã có nhiều kinh nghiệm trong phê duyệt và triển khai thực hiện các công trình thuộc dự án có quy mô tương tự hoặc lớn hơn”, ông Huy phân tích.
Mặc dù Dự án xin điều chỉnh chủ trương đầu tư do tăng tổng mức đầu tư, nhưng tổng số vốn của Dự án sau điều chỉnh là 874,089 tỷ đồng, chỉ tương đương dự án nhóm B. Nếu áp dụng quy trình, thủ tục như đối với dự án quan trọng quốc gia cho dự án nhóm B sẽ gây tốn kém, kéo dài thời gian triển khai Dự án, dễ lặp lại việc điều chỉnh vốn và tiến độ như hiện nay.
Bình Thuận là tỉnh Nam Trung Bộ luôn khô hạn, thiếu nước nên Tỉnh rất quyết tâm sớm hoàn thành Dự án, thể hiện qua việc đưa Dự án vào Danh mục công trình trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2021-2025; hạn chế chi tiêu, tập trung phần lớn nguồn dự phòng trung hạn 2021-2025 để đầu tư cho Dự án này.
Chủ nhiệm Lê Quang Huy cho biết, Dự án được bố trí 467,396 tỷ đồng từ nguồn vốn NSTW giai đoạn 2021-2025 (đã được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn); Tỉnh cũng dành nguồn dự phòng NSĐP giai đoạn 2021- 2026 bố trí 368,856 tỷ đồng cho Dự án này. Do đó, nếu không có cơ chế đặc thù thì Dự án không thể hoàn thành trong năm 2025, dẫn đến khó khăn trong việc phân bổ vốn thực hiện Dự án ở giai đoạn tiếp theo.
Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường khảo sát vị trí dự kiến xây dựng hồ chứa nước Ka Pét |
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về Dự án này.
Dự án đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 93/2019/QH14 ngày 26/11/2019 với tổng mức đầu tư là 585,647 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án có sự thay đổi về đơn giá nhân công, máy móc thiết bị, giá nguyên, nhiên, vật liệu, đặc biệt chính sách đền bù giải phóng mặt bằng nên tổng mức đầu tư dự án tăng so với tổng mức đầu tư sơ bộ đã được Quốc hội phê duyệt.
Vì là dự án quan trọng quốc gia theo quy định của Luật Đầu tư công, đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 93/2019/QH14 ngày 26/11/2019, nên căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 34 và khoản 5 Điều 43 của Luật Đầu tư công, việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Nhằm sớm đưa Dự án vào triển khai, đáp ứng sự cần thiết đầu tư, thúc đẩy giải ngân, Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; Cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân nguồn vốn dự phòng ngân sách trung ương năm 2016 đến hết ngày 31/12/2023 và giao Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt Dự án.
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư Dự án được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
-
SASCO khởi động chiến dịch "Ươm mầm nhỏ, vươn khát vọng xanh" -
Ba khó khăn lớn nhất của Việt Nam trong việc giảm phát thải ròng bằng 0 -
TS Nguyễn Minh Thảo: Phát triển xe xanh cần có những giai đoạn chuyển tiếp -
Doanh nghiệp xanh với chiến lược bền vững và tư duy sinh thái -
TP.HCM: Khánh thành nhà máy xử lý nước thải trị giá 11.300 tỷ đồng -
TP.HCM vinh danh 98 doanh nghiệp xanh năm 2024 -
Ajinomoto Việt Nam: Phát triển bền vững đi đôi với sức khỏe và hạnh phúc của cộng đồng
-
1 Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku -
2 Sửa Luật Điện lực: Nhà đầu tư vẫn băn khoăn về điện mặt trời mái nhà -
3 Cú hích mới cho các dự án PPP hạ tầng giao thông -
4 Trả lương, trợ cấp qua tài khoản ngân hàng: Người dân than khó -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng