
-
Hợp tác Việt Nam - Na Uy hướng tới chuyển đổi hàng hải xanh
-
Samsung sử dụng điện mặt trời mái nhà cho nhà máy tại Việt Nam
-
Kiểm kê khí thải: Chìa khóa để giải quyết ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn
-
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric
-
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
Chăn nuôi công nghệ cao là mô hình ứng dụng các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu suất, tối ưu chi phí và tạo bước đột phá trong ngành. Trên thế giới, nhiều trang trại đã cơ giới hóa quy trình chăn nuôi, sử dụng công nghệ tự động để kiểm soát toàn bộ hoạt động như cho ăn, tắm mát, vệ sinh chuồng trại, khám sức khỏe và thu hoạch.
Thay vì chỉ chăm sóc một chuồng, nay một người có thể điều khiển hệ thống vận hành cả trang trại. Tại Hà Nội, nhiều trang trại hiện nay đã áp dụng hệ thống chuồng khép kín, điều khiển tiểu khí hậu để đảm bảo môi trường chăn nuôi ổn định. Các thiết bị cho ăn bán tự động, vòi uống tự động giúp gia súc, gia cầm được cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu. Đồng thời, hệ thống camera giám sát từ xa giúp quản lý trang trại hiệu quả.
Bên cạnh đó, nhiều mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh nhằm tăng sức đề kháng, tối ưu khẩu phần ăn, hạn chế sử dụng kháng sinh và khử mùi hôi. Nhờ đó, sản lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi được nâng cao. Một số nơi đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong xử lý chất thải, như sử dụng máy tách phân để sản xuất phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học EM, đệm lót chuồng sinh học và hệ thống xử lý nước thải…
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tiêu biểu trong mô hình chăn nuôi công nghệ cao là Hợp tác xã chăn nuôi Hoàng Long (huyện Thanh Oai) với quy mô 400 lợn nái và hơn 4.000 lợn thương phẩm. Theo Giám đốc Nguyễn Trọng Long, Hợp tác xã áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín, xử lý thức ăn bằng hệ thống khử khuẩn trước khi phối trộn, trang bị máy ozone sát trùng và sử dụng hệ thống quạt thông gió hiện đại. Đặc biệt, khu nuôi lợn giống được thiết kế như “chung cư” với đèn công nghệ cao vừa sưởi ấm vừa sát trùng.
Công ty cổ phần giống gia cầm Ngọc Mừng (huyện Đông Anh) cũng là điển hình trong ứng dụng công nghệ 4.0 vào kiểm soát nhiệt độ, môi trường trại nuôi, với hệ thống tự động hóa cho gà ăn, uống. Nhờ đó, đàn gà sinh trưởng khỏe mạnh, ít dịch bệnh, mỗi tháng cung cấp khoảng 600.000 con gà giống, đem lại doanh thu hàng chục tỷ đồng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, toàn Thành phố hiện có 557 trang trại sử dụng chuồng kín, 26 trang trại áp dụng dây chuyền cho ăn uống tự động, 35 trang trại chăn nuôi trên sàn nhựa và nhiều mô hình tiên tiến khác. Ngoài ra, các trang trại đang đẩy mạnh ứng dụng chế phẩm vi sinh để tăng sức đề kháng cho vật nuôi, hạn chế kháng sinh, giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Dù đạt nhiều kết quả tích cực, ngành chăn nuôi công nghệ cao vẫn gặp khó khăn do chi phí đầu tư lớn, trong khi hợp tác xã và doanh nghiệp còn hạn chế về vốn, việc ứng dụng công nghệ chưa đồng bộ, thị trường tiêu thụ bấp bênh.
Để tháo gỡ vướng mắc, Hà Nội sẽ hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp tiếp cận mô hình nông trại điện tử, tham gia hệ thống quản lý chất lượng và mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi công nghệ cao. Ngành nông nghiệp cũng đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng chuỗi liên kết để nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường.
Bên cạnh đó, các chủ trang trại, hợp tác xã mong muốn có thêm chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, đơn giản hóa thủ tục xây dựng khu chăn nuôi tập trung, tạo điều kiện vay vốn ngân hàng, cấp chứng nhận doanh nghiệp sản xuất công nghệ cao và thuê đất dài hạn.
Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường khẳng định, Thành phố sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương để tháo gỡ khó khăn về đất đai, môi trường, thu hút đầu tư vào chăn nuôi công nghệ cao. Đồng thời, ngành nông nghiệp sẽ mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, rà soát và công khai quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để kêu gọi đầu tư.
"Hướng đi trong thời gian tới là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào toàn bộ chu trình chăn nuôi, từ sử dụng chuồng kín, tự động hóa chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý dịch bệnh đến xử lý môi trường. Điều này không chỉ giúp chăn nuôi phát triển an toàn, bền vững mà còn nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp của Hà Nội trên thị trường.", Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nhấn mạnh.

-
Kiểm kê khí thải: Chìa khóa để giải quyết ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn -
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric -
ESG là vũ khí để thu hút đầu tư -
Đề xuất lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả -
Nông nghiệp công nghệ cao cần thêm nguồn lực từ doanh nghiệp -
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon -
Hà Nội: Hơn 1.000 ha đất lúa được chuyển đổi mục đích sử dụng hàng năm
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025