Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 11 tháng 09 năm 2024,
“Thủ phủ rau” của Hà Nội chuyển mình mạnh mẽ nhờ xây dựng nông thôn mới
Hạnh Phúc - 29/11/2022 20:56
 
Sau 12 năm xây dựng nông thôn mới, huyện Mê Linh, nơi được ví như “Thủ phủ rau” của Hà Nội đã vươn mình mạnh mẽ với diện mạo hoàn toàn mới.

Nhiều nhóm tiêu chí xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao

Huyện Mê Linh bước vào công cuộc xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm khá thấp. Ở thời điểm năm 2010, khảo sát 19 tiêu chí cho thấy, toàn huyện chỉ đạt 1 tiêu chí về an ninh trật tự, các tiêu chí còn lại đều đạt thấp, thậm chí có 11/19 tiêu chí đạt dưới 50%. 

Huyện Mê Linh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. (Ảnh: Hạnh Phúc)

Đối với tiêu chí cấp huyện, tuy 12 năm trước chưa triển khai đánh giá các tiêu chí cấp huyện, nhưng ở thời điểm năm 2016 , chiếu theo bộ tiêu chí quy định tại Quyết định số 558/QĐ-TTg thì cả 9/9 tiêu chí cấp huyện ở “Thủ phủ rau” của Hà Nội vẫn chưa đạt.

Xuất phát điểm thấp là thế, nhưng nhờ sự quan tâm của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội, các sở, ban, ngành; Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Thành phố quan tâm; Huyện ủy, HĐND, UBND huyện vào cuộc chỉ đạo quyết liệt, sự đóng góp, chung sức của Nhân dân, cán bộ, doanh nghiệptrên địa bàn và sự giúp đỡ của các đơn vị, các quận trên địa bàn Thủ đô, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của huyện Mê Linh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Từ năm 2010 đến nay, huyện Mê Linh đã huy động được 4.011 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Huyện đã tập trung đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, quan tâm tổ chức sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... 

Nhờ vậy, ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Mê Linh phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, an toàn thực phẩm, bước đầu xây dựng được thương hiệu hàng hóa nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao thu nhập cho nông dân. 

Ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Mê Linh phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao,... (Ảnh: Hạnh Phúc)

An sinh xã hội được đảm bảo, văn hóa, giáo dục, y tế phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân năm 2021 đạt gần 60 triệu đồng/người/năm.

Qua đánh giá, tỷ lệ hài lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới đạt từ 96% đến 99%. Đến hết năm 2020, sau hơn 10 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Mê Linh đã có 16/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đến hết năm 2021 đã hoàn thành 9/9 tiêu chí của huyện nông thôn mới.

Đáng chú ý, bộ mặt nông thôn huyện Mê Linh ngày càng khang trang, sạch đẹp; giao thông, điện, viễn thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, thủy lợi nội đồng được đầu tư nâng cấp; công tác quy hoạch được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả.

Đặc biệt, về giao thông, 100% ki lô mét đường huyện do huyện quản lý đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm và kết nối tới trung tâm hành chính các xã; tỷ lệ mặt đường được nhựa hóa hoặc bê tông, xi măng đạt 100%.

Cùng với đó, 100% các tuyến đường làng, ngõ, xóm trên địa bàn huyện Mê Linh đã được nhựa hóa, bê tông hóa hoặc rải cấp phối, đảm bảo không lầy lội; 100% các thôn, tổ dân phố có hương ước, quy ước về giữ gìn vệ sinh môi trường; 100% trạm y tế các xã đã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; 

90,1% người dân tham gia Bảo hiểm Y tế, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, tỷ lệ đấu nối, cấp nước nước sạch đạt 86%, số hộ gia đình đã được sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện là 25.196 hộ. Đến hết năm 2020, toàn huyện còn 1 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 0,001%, không còn hộ nghèo thuộc diện chính sách...

Nhiều nhóm tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại “Thủ phủ rau” của Hà Nội đạt kết quả cao như: 100% đường trục chính, đường liên thôn được cứng hóa, bê tông, rải nhựa; 100% trạm y tế các xã đã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; 90,1% người dân tham gia Bảo hiểm Y tế, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, tỷ lệ đấu nối, cấp nước nước sạch đạt 86%, số hộ gia đình đã được sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện là 25.196 hộ; 

Nhiều nhóm tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại huyện Mê Linh đạt kết quả cao. (Ảnh: Hồ Hạ)

Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2020 toàn huyện còn 01 hộ chiếm tỷ lệ 0,001% (toàn Thành phố Hà Nội còn 4.463 hộ, chiếm tỷ lệ 5,96%) huyện không còn hộ nghèo thuộc diện chính sách người có công với cách mạng.

Cùng với đó, công tác tuyên truyền của huyện Mê Linh đã được đa dạng, phong phú với nhiều hình thức, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, được Nhân dân đồng thuận và hưởng ứng tích cực. Có thể thấy, hệ thống chính trị được xây dựng vững mạnh, tình hình an ninh, trật tự được giữ vững.

Phấn đấu có 110 - 130 sản phẩm tham gia phân hạng OCOP đạt 3 sao trở lên 

Đầu 12/2022, huyện Mê Linh tổ chức Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Mê Linh đạt chuẩn nông thôn mới. 

Lễ công bố cũng là sự kiện mở ra một chặng đường mới, là tiền đề, động lực để Đảng bộ, Nhân dân huyện Mê Linh tiếp tục quyết tâm phấn đấu với mục đích cao hơn đó là xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng mô hình Thành phố trực thuộc Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới.

Để tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025, Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Mê Linh quán triệt, triển khai nghiêm túc và có hiệu quả các Chương trình của Thành ủy gắn với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng bộ huyện Mê Linh cũng như các đề án thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn Huyện đối với Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân...

Qua đó huy động mọi nguồn lực giúp cho việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành cơ sở hạ tầng nhất là khu vực nông thôn theo hướng đô thị văn minh, hiện đại đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với thúc đẩy phát triển sản xuất.

Đồng thời, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nhất là ở khu vực nông thôn, đáp ứng yêu cầu để xây dựng mô hình Thành phố trực thuộc Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2025 - 2030.

Huyện Mê Linh phấn đấu đến năm 2025 sẽ duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với huyện nông thôn mới, tiến tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu để đảm bảo xây dựng nông thôn mới là quá trình thường xuyên, liên tục, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững; 

Huyện Mê Linh phấn đấu, đến năm 2025, toàn huyện có từ 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. (Ảnh: Hạnh Phúc)

Cùng với đó, kinh tế phát triển; hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; môi trường sinh thái trong lành; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa làng quê; ANTT đảm bảo; hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn không ngừng nâng cao.

Toàn huyện có từ 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn theo hướng tăng trưởng ngành sản xuất nông nghiệp và thủy sản hàng năm từ 2,5 -3,0%; 

Tỷ lệ sản phẩm đạt được các chứng nhận an toàn, chứng nhận Vietgap, sản phẩm hướng hữu cơ, hữu cơ vi sinh, sản phẩm có truy xuất nguồn gốc chiếm 50 - 60%. 

Tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 45%; Có 110 - 130 sản phẩm để tham gia đánh giá, phân hạng OCOP đạt 3 sao trở lên. Trên địa bàn huyện xây dựng ít nhất 3 trung tâm thiết kế sáng tạo hoặc điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch…

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, phấn đấu thu nhập của nông dân khu vực nông thôn phấn đấu đạt trên 65 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 95%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 80 - 85%; 

Tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55 - 60%; Duy trì 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, phấn đấu 100% số thôn có nhà văn hóa - khu vui chơi, thể dục thể thao...

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư