-
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa -
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
Chiều 21/10, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025" (Chương trình số 04-CTr/TU) tổ chức hội nghị giao ban về kết quả thực hiện chương trình quý III-2022; nhiệm vụ, giải pháp những tháng cuối năm.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các địa phương, đơn vị tập trung giải ngân vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới đúng tiến độ. (Ảnh: Quang Thái/ Hanoimoi) |
Báo cáo tại hội nghị, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, Thành phố Hà Nội hiện có thêm 3 huyện (Phú Xuyên, Chương Mỹ, Mê Linh) được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đưa tổng số có 15/18 huyện, thị xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Cùng vơi đó, Thành phố cũng có 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Như vậy, vẫn còn 3 huyện: Ứng Hòa, Mỹ Đức, Ba Vì chưa hoàn thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Về thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay Thủ đô có 1.649 sản phẩm OCOP, gồm 4 sản phẩm 5 sao, 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao; có 1.701 trang trại, trong đó có 3 trang trại tham gia hoạt động du lịch nông nghiệp...
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị các địa phương cần tích cực triển khai Chương trình số 04-CTr/TU theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cần rà soát toàn bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, gắn xây dựng nông thôn mới với chủ trương xây dựng huyện thành quận theo hướng xây dựng nông thôn mới của Thủ đô phải khác với những địa phương khác, phù hợp với quy hoạch phát triển.
Đặc biệt, các huyện, thị xã cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn trong thực hiện xây dựng nông thôn mới, quan tâm công tác chuẩn bị đầu tư. Năm 2023, Thành phố khuyến khích các địa phương sớm hoàn thành xây dựng nông thôn mới.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban chủ đạo Chương trình số 04-CTr/TU Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2022 là phải hoàn thành mục tiêu có thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 25 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU đề nghị UBND Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, đề xuất, tham mưu với Thành ủy ban hành kế hoạch của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TƯ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó cần rà soát, lồng ghép các chỉ tiêu, mục tiêu của Thành phố đã ban hành để thống nhất triển khai thực hiện.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng đề nghị các đơn vị tăng cường tuyên truyền, tập huấn về xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung tuyên truyền về bộ tiêu chí xã, huyện nông thôn mới của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, hướng dẫn đánh giá chấm điểm xã, huyện nông thôn mới.
“Đối với 3 huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, 25 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 15 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu chưa đạt, cơ bản đạt hoàn thành trong năm 2022”, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU nhấn mạnh và đề nghị các địa phương, đơn vị tập trung giải ngân vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới đúng tiến độ; rà soát toàn bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 song hành với việc xây dựng dự toán năm 2023 theo quy định.
Đặc biệt, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu ngành nông nghiệp, các địa phương cần tập trung sản xuất vụ đông, chuẩn bị nguồn cung rau, củ, quả phục vụ Tết. Bên cạnh đó, cần sớm xây dựng kế hoạch cụ thể để chuẩn bị tốt nhất cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán Quý Mão hạnh phúc, bình yên.
-
Chính phủ đề xuất luật hóa tài sản số, phát triển công nghiệp bán dẫn -
Ông Hà Sỹ Đồng được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu