-
Thái Bình: Thị trấn Tiền Hải mở rộng được công nhận đô thị loại IV -
Đà Nẵng nêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Tăng trưởng kinh tế năm 2024 với 10 điểm vượt trội -
Kinh tế 2025: Tăng tốc để bứt phá, tạo đà hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 2 con số -
Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
Tạo đà, tạo lực, tạo thế, tạo niềm tin cho tăng trưởng 2 con số
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ, động viên học sinh, sinh viên tại Khu đô thị giáo dục - công nghệ FPT City. |
Sáng ngày 26/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, cùng các Bộ, ngành Trung ương và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh… đã đi thăm và khảo sát một số dự án lớn trên địa bàn Đà Nẵng.
Tại Khu đô thị giáo dục - công nghệ FPT City (quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm hỏi, động viên các sinh viên đang theo học tại đây.
Chính thức hoạt động từ năm 2010 tại Khu đô thị FPT City, Tổ chức giáo dục FPT Education đã và đang đào tạo cho hơn 17.500 học sinh, sinh viên, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố trong nhiều lĩnh vực, nhất là công nghệ thông tin.
Tiếp sau đó, đoàn Thủ tướng và đoàn đại biểu đã đến Khu phức hợp F-Complex - trụ sở làm việc của hơn 7.000 cán bộ, nhân viên FPT Software.
Làm việc với Thủ tướng, Tập đoàn FPT báo cáo, chính thức thành lập vào năm 2004, đến nay, Tập đoàn FPT có khoảng 5 vạn nhân viên trên toàn cầu, doanh thu 78.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 800 triệu USD.
Với Đà Nẵng, FPT đóng góp 1/5 doanh thu lĩnh vực công nghệ - thông tin của Thành phố, nộp ngân sách hơn 515 tỷ đồng (năm 2021). Riêng trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, FPT tự hào đạt cột mốc tăng trưởng cao, trung bình trên 20% một năm. FPT sẽ tiếp tục đầu tư, hoàn thiện công trình giáo dục công nghệ với mục tiêu đạt 10.000 lập trình viên trong năm 2024.
“Tôi mong muốn FPT tiếp tục đổi mới công nghệ, tập trung cho chuyển đổi số, đa dạng hóa chuỗi cung ứng và đào tạo, hình thành hệ sinh thái FPT lành mạnh, hiệu quả, đúng hướng, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số của đất nước”, Thủ tướng chia sẻ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trị do Tập đoàn UAC đầu tư tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Ảnh: Linh Đan |
Tiếp đến, Thủ tướng đã đến thăm, khảo sát Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ do Tập đoàn Universal Alloy Corporation (UAC) của Hoa Kỳ đầu tư với tổng số vốn là 170 triệu USD tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Tại nhà máy này, Thủ tướng đã ân cần thăm hỏi, động viên các chuyên gia đang làm việc; đồng thời hoan nghênh, đánh giá cao Tập đoàn UAC đã quan tâm đầu tư tại Đà Nẵng.
Tại Dự án Cảng Liên Chiểu, ông Lê Thành Hưng, Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu TP. Đà Nẵng (chủ đầu tư Dự án Cảng Liên Chiểu) báo cáo, theo quy hoạch, đến năm 2050, Cảng Liên Chiểu đạt công suất 50 triệu tấn/năm.
Tuy nhiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, công suất này chỉ mới đếm nguồn tại chỗ. “Người ta phải đếm cái tương lai để làm cái hiện tại, chứ không phải đếm hiện tại để làm tương lai”, Thủ tướng nhắc nhở.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe báo cáo và có ý kiến chỉ đạo một số vấn đề liên quan tại Dự án Cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng. Ảnh: Linh Đan |
Về quy hoạch cảng hàng hóa, Thủ tướng Phạm Minh Chính hỏi ông Lê Thành Hưng: “Sông Cu Đê cứ chảy ra ngoài cảng này thì nạo vét quanh năm hay sao?”. Ông Hưng cho biết, trong 5 năm đầu, lượng bồi lắng từ sông Cu Đê đổ về thấp.
Thủ tướng yêu cầu Đà Nẵng cần tính toán bài toán kinh tế ở đây, vì nếu nạo vét thường xuyên thì tàu hàng không vào được, cũng giống như đang làm đường thì xe không thể đi.
Về đường kết nối đến cảng, Thủ tướng yêu cầu nếu chỉ có 3 km đường bộ, thì nên làm 10 làn đường, thay vì chỉ làm 6 làn đường và hạ tầng giao thông kết nối với Cảng Liên Chiểu phải làm trước.
“Bây giờ làm 6 làn đường thì sau này phải làm lại, vì khối lượng hàng hóa lưu thông nhiều và nhanh”, Thủ tướng cho biết, và yêu cầu Bộ Giao thông - Vận tải và Đà Nẵng phải đổi mới tư duy, tầm nhìn phải xa về vấn đề này.
Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, Thủ tướng yêu cầu, một số bến của Cảng Liên Chiểu cần phải đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư. “Huy động được nguồn vốn tư nhân thì rất tốt. Các bến cảng kêu gọi nhà đầu tư, để họ khai thác, vì đây là khu tiềm lực”, Thủ tướng chia sẻ.
Về quy hoạch bến dầu, Thủ tướng nhận định, đây sẽ là nơi rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Ông Hưng cho biết, hiện nay, nhà đầu tư đang rất quan tâm đến bến dầu này. “Việc đầu tư tại Cảng Liên Chiểu phải rất linh hoạt và hài hòa lợi ích các bên. Mà muốn hài hòa thì phải bàn, tìm cơ chế xử lý”, Thủ tướng yêu cầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đà Nẵng tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch để sớm đưa Cảng Liên Chiểu vào quản lý, khai thác.
-
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 -
Quảng Ngãi sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND tỉnh -
Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2024 -
Tăng kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào năm 2025 từ 10 - 15% -
Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào -
Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để triển khai kế hoạch 2025 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu thăm Lào
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025