-
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM
Trong Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 29/11/2019 về việc tăng cường công tác tiêm chủng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn tiêm chủng an toàn, giám sát và xử trí kịp thời các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ tham gia công tác tiêm chủng. Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác tiêm chủng trên cả nước, đặc biệt chú trọng đến việc áp dụng tại tuyến cơ sở. Tăng cường xã hội hóa công tác tiêm chủng nhằm huy động các nguồn lực để phát triển hệ thống tiêm chủng, tăng thêm các hình thức dịch vụ tiêm chủng, sử dụng thêm nhiều loại vắc xin mới, vắc xin phối hợp.
Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình bổ sung vắc xin mới vào tiêm chủng mở rộng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Xây dựng gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ hoạt động dự phòng, nâng cao sức khỏe, chăm sóc sức khỏe ban đầu góp phần đổi mới cơ chế tài chính cho tuyến y tế cơ sở.
Điểm tiêm chủng vaccine Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM |
Đảm bảo đủ nguồn lực
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo triển khai công tác tiêm chủng trên địa bàn. Khẩn trương khắc phục những khó khăn tồn tại, đầu tư đủ nguồn lực cho công tác tiêm chủng mở rộng, bảo đảm tất cả các điểm tiêm chủng có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như cán bộ làm công tác tiêm chủng theo các quy định chuyên môn đã ban hành. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra toàn diện các cơ sở tiêm chủng, bao gồm cả tiêm chủng dịch vụ trong và ngoài công lập trên địa bàn.
Chỉ đạo tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn an toàn tiêm chủng theo các qui định, hướng dẫn của Bộ Y tế, tổ chức tiêm chủng đúng quy trình chuyên môn, bảo đảm an toàn, hiệu quả. Xử trí kịp thời các sự cố tiêm chủng, quản lý tốt đối tượng tiêm chủng. Phối hợp với ngành Y tế thường xuyên tuyên truyền về nguy cơ mắc bệnh nếu không tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; trách nhiệm của cha mẹ trong việc đăng ký và đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch theo quy định.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục kiểm tra thông tin về tình trạng tiêm chủng của trẻ trước khi nhập học, nhắc nhở tiêm chủng bù nếu trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ; phối hợp với cơ sở y tế trong triển khai công tác tiêm chủng.
Tăng cường đầu tư nghiên cứu vắc xin thế hệ mới
Thủ tướng chỉ thị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Y tế xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư vào sản xuất vắc xin, đặc biệt là vắc xin phối hợp, vắc xin thế hệ mới sử dụng trong tiêm chủng mở rộng. Tăng cường đầu tư kinh phí cho cơ sở nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất các loại vắc xin an toàn, hiệu quả.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế bố trí kinh phí cho việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin, tăng chủng loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng phù hợp với khả năng ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và từ nguồn xã hội hóa, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác. Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ ngành liên quan khẩn trương xây dựng và tính giá vắc xin sản xuất trong nước cung cấp cho Tiêm chủng mở rộng theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ theo lộ trình.
Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Y tế xây dựng chính sách, cơ chế khuyến khích và trực tiếp hỗ trợ các cơ sở sản xuất vắc xin trong nước nghiên cứu phát triển, tiếp nhận chuyển giao để làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin thế hệ mới, đặc biệt là vắc xin phối hợp đáp ứng nhu cầu tiêm chủng trong nước, hướng tới xuất khẩu và nâng cao năng lực cho các nhà sản xuất vắc xin trong nước.
Tiêm chủng phòng bệnh là một trong những chính sách trung tâm trong các hoạt động y tế công cộng trên toàn thế giới. Sử dụng vắc xin không những có thể phòng được bệnh cho những người được tiêm chủng mà còn có thể bảo vệ được cho những người chưa được tiêm chủng mà tiếp xúc với nguồn bệnh, bảo vệ cộng đồng. Đối với những bệnh đã có vắc xin dự phòng, tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để phòng ngừa dịch bệnh, làm giảm mạnh số trường hợp mắc và tử vong.
Trong hơn 30 năm qua, công tác tiêm chủng đặc biệt là Chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, công tác tiêm chủng đang đứng trước những thách thức lớn như đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp trong sản xuất vắc xin chưa đáp ứng đủ nhu cầu, cơ sở vật chất tại một số cơ sở tiêm chủng chưa đủ điều kiện, một số trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng chưa được điều tra, thông tin kịp thời gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng.
-
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) -
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ tám, làm nhân sự từ chiều 27/11 -
TP.HCM chốt giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt -
Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội?
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"